Vị trí địa lý Vị trí địa lý Tuyên Quang

Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Năm 2018, Tuyên Quang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 53 về số dân, xếp thứ 54 về Tổng sản phẩm trên địa bàn, xếp thứ 55 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 30 về tốc độ tăng trưởng GRDP.

Diện tích: 5.867 km²
Dân số: 813.200 (2018)
Mã vùng: 207

Danh lam thắng cảnh Danh lam thắng cảnh Tuyên Quang

1.Hồ Na Hang

Hồ Na Hang là một trong những nơi còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ nguyên thủy của mình. Đây là nơi hội tụ của 2 con sông lớn Năng và Gâm. Đặc biệt con hồ này được bao quanh bởi 99 ngọn núi to nhỏ khác nhau. Hình ảnh thác nước chảy tuôn trào trông thật đẹp và ấn tượng. Nhiều người khi tới đây thường có chung một cảm nghĩ đó là toàn cảnh hồ Na Hang đẹp như một bức tranh thủy mặc rất nên thơ và hữu tình.

2.Thăm Thác Mơ hùng vĩ

Mặc dù Tuyên Quang chào đón bạn bởi rất nhiều điểm đến hấp dẫn. Nhưng bạn nhớ đừng bỏ lỡ cơ hội tới thăm thác Mơ hùng vĩ. Đây là một thác nước có vẻ đẹp cuốn hút mà nhiều người ví nó như suối tóc mây thướt tha mềm mại.

Giữa khung cảnh núi rừng trùng điệp, bạn sẽ được dẫn tới tham quan con thác này trên một chiếc xuồng nhỏ. Cảm giác sẽ thật khoan khoái, thoải mái và dễ chịu. Đặc biệt, khi đặt chân tới đây bạn sẽ thấy tinh thần vui vẻ, lạc quan và yêu đời hơn.

3.Thác Bản Ba Chiêm Hóa

Tới với huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang, bạn tuyệt nhiên không thể bỏ qua một địa điểm lý tưởng mang tên thác Bản Ba. Nơi đây sẽ mang tới cho bạn một chuyến đi chinh phục khám phá thật thú vị. Bởi để có thể chinh phục được con thác này, bạn sẽ phải vượt qua 3 tầng thác. Tuy không quá dốc nhưng cũng rất khó khăn bởi bạn sẽ phải bám phiến đá để leo lên trên cao. Điểm đặc biệt của địa điểm du lịch này đó là ranh giới giữa mỗi tầng thác sẽ có một vũng nước nhỏ. Đây là chỗ bạn có thể thỏa thích bơi lội và tắm mát.

Tham quan khu du tích Tân Trào ở Sơn Dương

Tuyên Quang có gì đẹp? Cứ tới Sơn Dương đi bạn sẽ có câu trả lời. Bởi tại huyện Sơn Dương có khu di tích Tân Trào nổi tiếng được rất nhiều du khách biết tới. Do đó, nếu bạn muốn tìm hiểu về giá trị văn hóa, truyền thống của tỉnh Tuyên Quang thì đừng bỏ lỡ địa điểm này.

4.Đền Hạ - địa điểm du lịch tâm linh tại Tuyên Quang

Ngoài việc quan tâm Tuyên Quang có gì đẹp là các danh lam thắng cảnh thì khi tới Tuyên Quang khám phá, bạn cũng nên lên kế hoạch đi tới những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của nơi đây. Trong đó, đền Hạ là một trong những công trình có tuổi đời từ rất lâu của người Tuyên Quang.

Lễ hội - sự kiện Lễ hội - sự kiện Tuyên Quang

1. Lễ hội Động Tiên - Chợ Quê
Lễ hội Động Tiên tổ chức hàng năm trong dịp đầu xuân. Dê chọi phải là dê ta, chân nhỏ, tai nhỏ (đây là tiêu chí phân biệt với dê lai). Dê ta có sức đánh dẻo dai, can trường và có những miếng đánh hiểm hơn dê lai. Sau khi lựa chọn được chú dê ưng ý thì cần chăm sóc chế độ đặc biệt hơn như tăng lượng cám ăn cho dê.

Muốn có được những miếng đánh thì cần phải cho dê chọi thử với con dê khác trong đàn. Trước khi vào chọi thì phải cho dê tách đàn khoảng 1 tháng. Ngoài ra cần cho dê làm quen với chỗ đông người, bật loa đài để dê làm quen với những tiếng ồn lớn. Ngay từ khi lễ hội chọi dê được tổ chức, năm nào ông Ninh cũng có dê chọi tham gia và thường đạt giải.kết thúc hội chọi dê, những chú dê dù thắng hay thua, vẫn lẽo đẽo theo chân chủ vượt núi về nhà mà không bị xẻ thịt. Còn những dê chọi đoạt giải cao sẽ được lựa chọn để phối giống, giữ nguồn gen quý.
 

2. Lễ hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La
Lễ hội rước Mẫu đền Hạ được tổ chức với quy mô lớn hơn mọi năm, các nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội tiếp tục được khôi phục tái hiện như: Lễ rước nước trên sông Lô, Liên hoan Văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu (hầu đồng), qua đó nâng cao giá trị của lễ hội, góp phần tăng cường giáo dục truyền thống, tinh thần yêu nước và giữ gìn các di sản văn hóa quý báu của dân tộc tới đông đảo quần chúng nhân dân thành phố Tuyên Quang.

Lễ hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La tôn vinh những giá trị văn hóa của nhân dân thành phố Tuyên Quang, đặc biệt là “Tín ngưỡng thờ Mẫu thoải - Mẹ Nước”.
 Bên cạnh phần lễ là phần hội được diễn ra với rất nhiều các trò chơi như: Đánh tổ tôm, tam cúc, cờ tướng, ô ăn quan, chọi gà, kéo co, hát văn... Đặc biệt là tục “chui qua kiệu Mẫu” vẫn được lưu truyền, gìn giữ với niềm tin thánh Mẫu ban cho sức khỏe, ấm no, hạnh phúc. Trai gái yêu nhau sẽ nên duyên vợ chồng. Thế nên không chỉ có con trẻ, mà các cụ già 70, 80 tuổi vẫn ngồi xếp hàng chờ chui qua kiệu Mẫu với tràn trề niềm hứng khởi.

3. Lễ hội Nhảy lửa dân tộc Pà Thẻn
Đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Pà Thẻn; một sinh hoạt văn hóa mang tính tâm linh, thể hiện sức mạnh phi thường dám đương đầu với nguy hiểm, xua đuổi tà ma, bệnh tật của người dân Pà Thẻn. Ngoài sự thần bí linh thiêng, nghi lễ thể hiện sự cầu mong sức khỏe cho dân làng, mùa màng bội thu cho bà con trong năm mới.

Lễ hội nhảy lửa của đồng bào dân tộc Pà Thẻn được bắt đầu bằng việc thầy mo người Pà Thẻn làm lễ cầu khấn thần linh.Khi thầy mo gõ vào đàn và làm lễ cúng, những người tham gia nhảy lửa ngồi đối diện với thầy mo để làm phép "nhập đồng" và chỉ dành cho nam giới. Thời gian làm lễ kéo dài 1-2 giờ trước khi nhảy vào đống lửa. Sau khi nhập đồng các chàng trai Pà Thẻn đã cùng nhau nhảy vào đống lửa rực hồng, họ nhảy múa trên đống than hồng rực mà không hề sợ hãi hay cảm thấy bỏng rát giữa sự hò reo, cổ vũ của hàng nghìn khán giả và du khách. Lễ hội nhảy lửa truyền thống của dân tộc Pà Thẻn là minh chứng cho sức mạnh và quá trình lao động, chế ngự thiên nhiên để sinh tồn và phát triển của con người. Tại lễ hội còn diễn ra nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, trình diễn trang phục truyền thống của các dân tộc trên địa bàn xã, nghi lễ Kéo chày của dân tộc Pà Thẻn.

4. Hội bắt cá Năng Khả
Hội bắt cá được tổ chức gắn liền với Lễ hội Lồng Tông của xã Năng Khả (Na Hang) vào ngày mùng 10 Tết âm lịch. Đây là phần hội hết sức độc đáo, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong những ngày đầu xuân mới.

Hội bắt cá gắn với Lễ hội Lồng Tông xuất phát từ tập quán của người Tày vùng cao huyện Na Hang. Cứ vào dịp đầu xuân, bà con nhân dân các thôn, bản thường tổ chức đánh bắt cá ở các con suối, thửa ruộng ngập nước.người tham gia bắt cá phải bắt bằng tay, không được sử dụng bất cứ dụng cụ hỗ trợ nào.Hội bắt cá đã tạo không khí vui tươi nhằm cổ vũ, khuyến khích người dân đẩy mạnh phong trào nuôi trồng thủy sản. Đây cũng là trò chơi độc đáo thu hút đông đảo khách du lịch đến với huyện Na Hang.

5. Lễ hội chùa Hang
Chùa Hang nằm trong núi Hương Nghiêm thuộc quần thể di tích gắn với Thành nhà Bầu và bến Bình Ca lịch sử. Lễ hội với lễ rước nước từ sông Lô về để cúng tế trong ngày hội và làm lễ cầu an. Đây là nghi lễ linh thiêng cầu cho quốc thái dân an và mong ước một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm. Kết thúc lễ rước nước là phần khai hội với nhiều hoạt động nghệ thuật đặc sắc. Lễ hội đã thu hút đông đảo phật tử và du khách thập phương tới tham dự.

Từ mùng 6 - 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, khi mùa vụ nông nhàn, dân làng lại mở hội tế lễ cùng trò chơi dân gian, thu hút hàng nghìn người từ khắp nơi về tham gia lễ rước nước và lễ cầu an theo các nghi thức cổ truyền. Nước được lấy từ sông Lô rước về chùa để cúng trong ngày hội và làm lễ trong suốt cả năm. Ngoài ra, ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng, dân làng lại tấp nập vào chùa thắp hương lễ Phật, cầu đức Phật ban cho dân cuộc sống yên lành, mùa màng bội thu, dân khang, nước thịnh. Chùa Hang từ lâu đã trở thành nơi gửi gắm niềm tin tâm linh, tín ngưỡng của người dân trong và ngoài địa phương.
 

6. Lễ hội Lồng Tông - Lâm Bình

Cứ vào khoảng từ ngày 10 đến 16 tháng Giêng âm lịch hàng năm, Lễ hội Lồng Tông, tiếng tày nghĩa là “ Lễ hội Xuống đồng lại được diễn ra trong không khí vui tươi phấn khởi. Đây là hoạt động văn hóa vui xuân thực sự có ý nghĩa sau một năm lao động vất vả, nhọc nhằn trên đồng ruộng, nương rẫy, bà con ở các bản làng trong huyện cùng nhau hướng về sân vận động trung tâm huyện để cùng tham gia vào Lễ hội.

Hội Lồng Tông là Lễ hội cầu may, cầu mùa, là dịp để nhân dân các dân tộc tri ân trời đất, tri ân tổ tiên dòng họ, ông, bà, cha, mẹ, những người đã khai phá ra những mảnh ruộng đầu tiên và truyền dạy việc nuôi trồng, cấy hái, sự sinh khắc chuyển vần của ngũ hành, của trời đất, của nắng mưa, sương gió, của mồ hôi lao động đã tạo nên những sản vật quý giá để nuôi sống con người…Cùng với các hoạt động rước lễ, tung còn, Lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian như đánh yến, đánh bam, kéo co, đẩy gậy, đi kà kheo, đánh bóng chuyền và không thể thiếu những bài hát, điệu múa mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc nơi đây. 


Xin lưu ý : Sau khi xem xét thêm không thể xóa hoặc cập nhật

Đặt Tour / Booking Tour