ĐÊM 1 TP.HCM – BẠC LIÊU - NHÀ THỜ TẮC SẬY ( CHA DIỆP ) (nghỉ ngơi trên xe)

23h30: Xe và HDV Viettourist đón quý khách tại số 91 Lê Quốc Hưng, P.12, Q.4, khởi hành đi Tắc Sậy. Theo đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương đến Cái Bè – Tiền Giang, qua Cầu Treo Mỹ Thuận, xuôi về miền tây. Quý khách nghe nhạc, thư giản và nghỉ đêm trên xe. 
 

NGÀY 1 BẠC LIÊU – NHÀ THỜ CHA DIỆP - MẸ NAM HẢI - CHÙA XIÊM CÁN - CHÙA SOMRONG SÓC TRĂNG - CHÙA VĨNH TRÀNG TIỀN GIANG (Ăn sáng, trưa)

05h00: Đoàn đến Cà Mau, Quý khách viếng NHÀ THỜ CHA TRƯƠNG BỬU DIỆP, viếng mộ phần Cha và tham dự thánh lễ tại nhà thờ, nghỉ ngơi và tham quan tự do. Quý khách có thể tham dự thánh lễ. 

 

Đến giờ đoàn về  trung tâm thành phố Bạc Liêu Ăn sáng và viếng chùa:  CHÙA QUAN ÂM PHẬT ĐÀI – MẸ NAM HẢI – với tượng đài Bồ tát Quán Thế Âm cao 11m, biểu tượng tín ngưỡng cho đông đảo đồng bào, người dân làm nghề biển trong khu vực và là ngọn hải đăng cho tàu thuyền đánh bắt xa bờ. Với người dân ở đây, Mẹ Quán Thế Âm – mẹ Nam Hải luôn chở che, cứu độ và ban phước lành khi có người thành kính cầu xin. Sự kính tín, ngưỡng vọng của người dân bản xứ và Phật tử gần xa ngày càng thẩm thấu trong mọi hoàn cảnh sống và đó là niềm tin vững chắc, thiêng liêng trong đời sống của họ. Sự linh ứng của Bồ tát Quán Thế Âm trở thành nguồn cảm hứng cho vô số câu chuyện nhiệm mầu với hình ảnh Mẹ tay cầm bình nước cam lồ cứu vớt chúng sinh, gieo vào lòng người con xứ biển và Phật tử xa gần niềm tin về lòng từ bi vô bờ bến. 

 

Đoàn ghé chiêm bái và tham quan CHÙA XIÊM CÁN – KOMPHISAKO – ngôi chùa lộng lẫy trong ánh nắng của “xứ Cơ Cầu”. Chùa Xiêm Cán mang dấu ấn đậm nét của kiến trúc Angkor (Campuchia), từ phía bên ngoài chùa bước vào, công trình đầu tiên mà du khách bắt gặp là cổng tam quan khá bề thế của ngôi chùa. Những phù điêu đắp nổi trên cổng càng khiến sự uy nghiêm cùng lộng lẫy tăng lên vài phần. Trên đỉnh giữa cổng là hình đức Phật được chạm khắc tỉ mỉ. Hai tượng chim thần Krut được dùng làm bệ đỡ cho đỉnh chính tháp khắc Phật ở giữa. Đây là hình ảnh rất quen thuộc ở tam quan của những ngôi chùa mang kiến trúc Angkor tiêu biểu. Tương truyền, nơi đây còn lưu giữ bộ sách Khmer cổ được viết trên lá cây dày đến 70 trang.

 

10h30: Đoàn khởi hành về Sóc trăng tham quan CHÙA SOM RONG – WAT PĂTUM WONGSA SOM RONG: ngôi chùa lâu đời đậm chất kiến trúc Khmer với  Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn uy nghiêm phúc hậu ở ngoài trời với kích thước dài 63 mét, cao 22,5 mét, đặt trên cao khoảng 28 mét so với mặt đất.

 

Ăn trưa đặc sản Sóc Trăng - Trước khi chia tay Tp.Sóc Trăng, Quý khách có thể chọn mua sắm các đặc sản nổi tiếng mang về làm quà cho người thân như bánh pía, lạp xưởng, tôm khô, bánh phồng tôm,… 

 

Trên đường về đoàn sẽ dừng ở Tiền Giang cho quý khách tham quan CHÙA VĨNH TRÀNG – ngôi chùa độc đáo hội tụ cùng lúc 5 phong cách kiến trúc, nghệ thuật tuyệt hảo kết hợp hài hòa của Pháp, Mã Lai, Thái, Miên và Chàm.


Rời Tiền Giang, đoàn thẳng tiến về Tp.HCM, đến điểm hẹn ban đầu, kết thúc chuyến tham quan, Viettourist chia tay và hẹn gặp lại quý khách trong những hành trình tiếp theo.

Đến Nhà thờ Cha Diệp - Giáo xứ Tắc Sậy  - Bạc Liêu

Thông tin: 
Với kiến trúc lạ, cùng câu chuyện cảm động về cuộc đời Linh Mục Trương Bửu Diệp – người đã hy sinh tử vì đạo để cứu giáo dân, Nhà thờ Tắc Sậy đã trở thành điểm đến tín ngưỡng thu hút hàng trăm tín đồ và du khách tới ghé thăm.
- Tọa lạc ở Ấp 2, xã Tân Long, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu - nhà thờ Tắc Sậy đã trở thành điểm đến tín ngưỡng thu hút hàng trăm tín đồ và du khách ghé thăm hàng năm. Đây là nơi thờ cha Trương Bửu Diệp – người đã hy sinh vì đạo để cứu giáo dân và là vị linh mục linh thiêng, mang đến phúc lành trong tâm thức của những người Công giáo.
Nhiều người nhầm lẫn Nhà Thờ Cha Diệp ở Cà Mau, do khi nhà thờ bắt đầu lan truyền thì tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu được hợp lại thành tỉnh Minh Hải, người ta vẫn quen gọi là Cà Mau chứ ít ai gọi Minh Hải. Bên cạnh đó, nhà thờ nằm trên đường Bạc Liêu đi Cà Mau cách Bạc Liêu 37 cây số trong khi chỉ cách Cà Mau có 20 cây số nên mọi người dễ bị lầm.
- Nhà thờ Tắc Sậy được xem là một nhánh của họ đạo Bạc Liêu ngày xưa. Ban đầu nơi đây được Cha Jules DUCQUET một linh mục người Pháp đến truyền đạo. Sau đó Cha đã thành lập 4 họ đạo ở khu vực miền Tây trong đó có họ đạo Bạc Liêu.
Năm 1925, nhà thờ Tắc Sậy được thành lập. Tháng 8 năm 1926, cha Phaolô Trần Minh Kính được cử về làm cha xứ đầu tiên của nhà thờ. Đến tháng 3 năm 1930 thì cha Phanxico Trương Bửu Diệp về nhận nhiệm sở mới thay cha Kính. Trong thời gian ở đây, cha Diệp đã chuyển nhà thờ từ phía trong ra ngoài mặt tiền như vị trí hiện tại. Cha Diệp cũng là người có công to lớn trong việc hình thành và phát triển nhà thờ Tắc Sậy.
- Đến đây, mọi người cùng thành tâm khấn nguyện cầu muôn sự bình an, mang lại cho con người sự tĩnh tâm, thanh thản, gạt bỏ những ưu phiền, lo toan thường nhật với mong muốn tạo dựng cho mỗi con người một cuộc sống yên vui, tốt lành, bao dung và đầy lòng nhân ái. Hàng năm, đặc biệt là ngày 11 và 12 tháng 3, đông đảo người dân từ nhiều nơi đến hành hương và tham quan Thánh đường Tắc Sậy và phần mộ của Cha Diệp.

Đến Mẹ Nam Hải

Mẹ Nam Hải, Quán Âm Phật Bà, Quan Âm Nam Hải là một vị Quan Thế Âm Bồ Tát nổi tiếng là rất linh thiêng tại chùa Quan Âm Phật Đài ở Bạc Liêu. Đây là điểm du lịch tâm linh Phật giáo đặc sắc, thu hút rất nhiều du khách đến hành hương và chiêm bái.
- Sự tích Phật Quan Âm Mẹ Nam Hải
Theo huyền sử Trung Quốc, Diệu Thiện là con gái thứ 3 của vua Diệu Trang tại 1 tiểu vương quốc gần Ấn Độ. Diệu Thiện một lòng quy y hướng Phật, tu tại chùa. Nhà vua thì không chấp thuận điều đó và nhiều lần cản ngăn và trừng phạt nàng. Nhà vua còn bí mật cho các sư ni hành hạ cho Diệu Thiện nản lòng mà quay về nhưng nàng vẫn cam chịu được mọi khó nhọc, một lòng quyết chí tu hành. Nhà vua nổi giận sai đốt chùa, bắt công chúa về triều rồi xử trảm. Ngọc Hoàng Thượng Đế sai Thần hoàng bổn cảnh hóa thân cọp cõng nàng chạy để bảo vệ nàng.
Trong lúc hồn lìa khỏi xác, nàng được Diêm vương đưa đi thăm các cửa ngục hành hình tội nhân. Do uy lực cực mạnh của Diệu Thiện mà các vong hồn được siêu thoát. Chính vì vậy, Diêm Vương được lệnh cho hồn Diệu Thiện trở lại dương thế. Diệu Thiện tỉnh dậy và được đức Phật khuyên hãy đến núi Phổ Đà ở cù lao Hương đảo Nam Hải để tu luyện. Sau 9 năm tu hành, Ngài đắc đạo và có được hồng danh là Quan Âm Nam Hải.
- Thuở ban đầu, chùa chỉ là một căn nhà lá đơn sơ ven biển để thờ phụng Quán Thế Âm Bồ Tát. Tương truyền rằng ngôi chùa này được xây dựng nên để cầu bình an cho những người đi biển, đi đánh bắt cá an toàn. Năm 1973, ngôi chùa đã được xây dựng khang trang hơn bởi Hòa thượng Thích Trí Đức vi nhận ra sự linh thiêng ở ngôi chùa này và cho xây dựng tượng Phật Bà Nam Hải. Năm 2004, chính quyền địa phương cấp phép cho việc mở rộng chùa lớn hơn và khang trang hơn. Du khách thập phương đến đây rất nhiều và quyên góp tiền để tu bổ lại chùa. Hiện hay, số tiền quyên góp đã gần 5 tỷ đồng.
- Tượng Phật mẹ Quan Âm Nam Hải có chiều cao khoảng 11m (chưa tính phần bệ tượng) mặt luôn hướng về hướng Đông. Tượng Mẹ Nam Hải được xây trong 2 năm và hoàn thành vào năm 1975. Lúc mới xây dựng, tượng được đặt sát mé biển; mỗi lúc thủy triều lên, nước biển tràn vào có lúc ngập cả chân đế. Qua nhiều năm, do sự bồi đắp của tự nhiên mà vị trí của tượng đài đã cách biển vài cây số. Tượng Phật mẹ Nam Hải mềm mại, thánh thiện hướng mặt ra biển Đông với sự từ bi để theo dõi và ban phước an lành cho người dân sinh sống bằng nghề đi biển, đánh bắt xa bờ. Đức Quán thế Âm với bạch y, tay cầm nhành dương và bình cam lồ, mắt nhìn xuống dương thế với khuôn mặt nhân ái và tấm lòng nhân ái, từ bi, cứu độ cho nhân gian.

- Lễ hội ở Quan Âm Phật Đài
Hàng năm, Chùa có tổ chức lễ hội Quán Âm Nam Hải chính thức vào ngày 22, 23 và 24 tháng 3 âm lịch. Ngoài ra có những ngày lễ khác như lễ vía Quán Thế Âm Mẹ Nam Hải: 19/2 âm lịch (giáng sanh), 19/6 âm lịch (thành đạo), 19/9 âm lịch (xuất gia), lễ Rằm tháng Giêng, lễ Vu Lan,… Có rất nhiều tín đồ và người dân thập phương đến đây để cúng bái, tham quan.
 

Đến Chùa Xiêm Cán

- Chùa là trung tâm tôn giáo lớn và đẹp bậc nhất của người Khmer ở Bạc Liêu và cả vùng Nam Bộ, khởi công từ năm 1887. Khuôn viên chùa rộng, có nhiều hạng mục như: chánh điện, sala, mộ tháp… Các công trình này cách nhau cả trăm mét, xen giữa là những khoảng sân, mảnh vườn, cây cối, tạo một không gian thanh bình, yên ả. Người Khmer theo phật giáo tiểu thừa, thờ phật Thích Ca. Hiện chùa có đến 115 pho tượng các loại làm bằng xi măng, đất, một bia đá và một quả chuông có từ năm 1887.
Dựa theo ghi chép trên bia đá được tạc bằng chữ Khmer cổ ở hai mặt trước và sau đặt bên phải chính điện; thì chùa Xiêm Cán được khởi công xây dựng vào ngày 7 tháng 5 dương lịch năm 1887. 
Ngay từ đằng xa, hình ảnh chùa đã hiện ra trong mắt bạn với màu vàng nổi bật. Bao quanh chùa là một hàng rào xây kiên cố, với nhiều hoa văn ấn tượng. Trong khuôn viên là có rất nhiều cây xanh cao to che bóng được trồng ngay hàng thẳng lối.

- Không chỉ là ngôi chùa nổi tiếng với phong cách nghệ thuật lẫn kiến trúc độc đáo. Chùa Xiêm Cán còn được biết đến là nơi lưu giữ và hình thành nên nhiều nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc người Khmer. Chùa còn lưu giữ bộ sách Khmer cổ được viết trên lá cây dày đến 70 trang hay giảng đường cổ với những quyển truyện kể dân gian cũ từ thời xưa.
- Đến Bạc Liêu vào những dịp lễ hội lớn như Ok Om bok, Tết Chol Chnam Thmay, lễ Đôn Ta, bạn sẽ thấy chùa Xiêm Cán được trang hoàng lộng lẫy. Không khí trong chùa những ngày này thật rộn ràng với ca hát, vũ hội…

Đến Chùa Som Rong

- Chùa Wat Patum Wongsa Som Rong được xây dựng lần đầu vào năm 1785. Ban đầu chùa chỉ được lợp lá, vách tre đơn sơ, giản dị. Sau nhiều lần tu sửa, chùa đã trở nên khang trang và lộng lẫy hơn. Chùa Som Rong cũ nằm cách ngôi chùa hiện tại khoảng 1km và nằm ở phía bên kia lộ. Hiện nay, chùa đươc xây dựng trên phần đất do các Phật tử hiến tặng.
- Chùa Som Rong cũng được xây dựng theo kiểu kiến trúc giống như các chùa Khmer Nam bộ khác với diện tích 5ha bao gồm: chánh điện, sala, nhà dành cho sư sải, và còn có thêm một thư viện sách có hơn 1.500 quyển, phục vụ cho các em học sinh, người dân và bà con Phật tử tại địa phương. Những công trình kiến trúc bên trong chùa được kết hợp hài hòa với nhau.
- Nét độc đáo ở ngôi tháp chính là màu sơn, thay vì màu vàng truyền thống thì tháp được sơn bằng màu xám, vừa toát lên vẻ hiện đại lại vừa uy nghi, cổ kính như những kiến trúc bằng đá nguyên khối.
- Đặc biệt trong khuôn viên chùa có Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn uy nghiêm phúc hậu ở ngoài trời với kích thước dài 63 mét, cao 22,5 mét, đặt trên cao khoảng 28 mét so với mặt đất. Bạn có thể đến chùa Som Rong Sóc Trăng vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn thời điểm để kết hợp viếng thăm chùa và tham gia một số lễ hội ở Sóc Trăng. Bởi vì Sóc Trăng có rất nhiểu lễ hội trong năm. Trong đó, Lễ hội Ooc-Om-Bok và đua ghe ngọ được tổ chức vào tối ngày 14 – 15/10 âm lịch. Đây là thời điểm lí tưởng để bạn tham gia các lễ hội lớn và đặc trưng ở Sóc Trăng.
 

Đến Chùa Vĩnh Tràng  “ngôi chùa lớn nhất Tiền Giang”

- Nếu ai đã một lần đặt chân tới Tiền Giang thưởng thức hương vị sông nước miệt vườn của cù lao Thới Sơn, ngắm khu bảo tồn thiên nhiên ở trại rắn Đồng Tâm nhưng chưa chiêm ngưỡng vẻ đẹp kết hợp nét kiến trúc châu Âu lẫn châu Á của chùa Vĩnh Tràng thì chưa thể gọi là chuyến đi trọn vẹn. Chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa thờ phật lớn nhất tỉnh Tiền Giang, được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1984. 
- Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80km, Vĩnh Tràng được xem là ngôi chùa cổ danh tiếng và là một công trình kiến trúc đặc sắc. Có thể nói rằng vẻ đẹp của chùa tập trung ở nghệ thuật tạo hình và cũng chính là sự phản ánh lịch sử mỹ thuật của mảnh đất Tiền Giang. Ngày nay, chùa đã trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua của những du khách trong nước cũng như nước ngoài khi có dịp đến tham quan thành phố Mỹ Tho. Hơn thế nữa còn là nơi nghiên cứu tìm hiểu của nhiều người khi đến tham quan ngôi chùa ấn tượng này.
- Nơi có những pho tượng phật Khổng lồ: Tượng Phật Di Lặc khổng lồ - Tượng Phật Di Lặc chùa Vĩnh Tràng cao 20m, rộng 18m, chiều dài 27m, nặng 250 tấn bằng chất liệu bê tông cốt thép; Tượng Phật A Di Đà khổng lồ - Đây là bức tượng Phật khổng lồ nằm trước chánh điện. Chiều cao của bức tượng Phật A Di Đà này là 40m; Tượng Phật Thích Ca nằm khổng lồ - Đây là bức tượng Thích Ca nhập Niết Bàn dài 32m đặt ở sau chánh điện. Bức tượng này được khánh thành vào năm 2013.
-Ngày 30 tháng 8 năm 1984 chùa được xếp hạng Di Tích Lịch Sử Văn Hóa cấp Quốc Gia. Và được xếp hạng Di Tích Nghệ Thuật Kiến Trúc Cấp Quốc Gia ngày 6 tháng 12 năm 1989. Năm 2007, chùa Vĩnh Tràng được kỷ lục Guinness Việt Nam công nhận là “Ngôi chùa đầu tiên ở Việt Nam có phong các kiến trúc kết hợp giữa phương Đông và phương Tây”. Năm 2013, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam công nhận chùa Vĩnh Tràng là Điểm Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh trong chương trình Việt Nam – Những Điểm Đến Ấn Tượng


Xin lưu ý : Sau khi xem xét thêm không thể xóa hoặc cập nhật

Đặt Tour / Booking Tour

Tour liên quan