Khổng miếu, Khổng phủ, Khổng lâm - Di sản văn hóa thế giới tại Trung Quốc
Khổng miếu, Khổng phủ và Khổng Lâm được gọi chung là “Tam Khổng”, thuộc thành phố Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Đây là nơi thờ Khổng tử, biểu tượng tôn vinh Nho giáo, với một cụm di sản quy mô lớn là kho tàng văn hóa, lịch sử phong phú, mang giá trị khoa học và nghệ thuật cao của du lịch Trung Quốc. Hãy cùng Viettourist tìm hiểu nhé!
Giới Thiệu Về Khổng Tử
Khổng Tử (551TCN - 479TCN) tên Khâu, tự Trọng Ni, sống thời Xuân Thu, người nước Lỗ. Khổng Tử đã lưu lại cho hậu thế nhiều học thuyết về luân lý, giáo dục, tư tưởng và đạo đức. Các học thuyết này không chỉ có ảnh hưởng sâu sắc đến mấy nghìn năm văn hóa, giáo dục ở Trung Quốc, mà còn có sự lan tỏa mạnh đối với nhiều quốc gia Đông Nam Á và toàn thế giới. Trong lịch sử phong kiến, Khổng tử được các văn nhân, các nhà lịch sử vô cùng tôn kính.
Giới Thiệu Về Khổng Miếu
Khổng Miếu được gọi là “Đệ nhất miếu Trung Quốc” nằm về phía Tây trung tâm thành phố Khúc Phụ, cách khoảng 300m, là nơi quan trọng và lớn nhất để thờ Khổng Tử. Đây là công trình có quy mô chỉ xếp sau cụm kiến trúc cổ Cố cung Bắc Kinh. Khổng miếu cũng được coi là chuẩn mực của kiến trúc đền miếu cổ Trung Quốc.
Lịch Sử Kiến Trúc Khổng Miếu
Năm 478 trước công nguyên (sau khi Khổng tử qua đời hai năm) vua nước Lỗ đã cho xây dựng một ngôi miếu, bên trong trưng bày trang phục và đồ vật làm lễ của Khổng Tử, mỗi năm đến ngày giỗ của ông đều thờ cúng. Sau đó, các vương triều nhà Tây Hán đều không ngừng phong cho Khổng Tử các tước hiệu, vì vậy quy mô của Khổng miếu cũng càng ngày càng mở rộng. Ban đầu miếu thờ chỉ có ba gian, đến nay đã hơn 460 gian. Quần thể kiến trúc được bảo tồn đến ngày nay phần lớn đều là thời Minh, Thanh, diện tích khoảng 1.000 m2, với 9 tầng, 9 khuôn viên, trong ngôi đền chính có 9 gian mở. Số 9 là chữ số lớn nhất, quan trọng nhất của xã hội phong kiến Trung Quốc bởi 9 là chữ số chuyên dùng cho nhà vua, đặc biệt là trên kiến trúc, ngoài nhà vua ra, bất cứ ai sử dụng số 9 đều bị chém đầu, thế nhưng Khổng miếu được ngoại lệ.
Bên Trong Khổng Miếu Có Gì?
Trong miếu có lễ đường lớn, 4 mặt đều là tường hồng, hướng trục chính Nam Bắc. Phần kiến trúc phụ bố trí ở hai bên, thành hàng đối xứng, kết cấu rất chặt chẽ, chỉnh tề và hoành tráng. Khổng miếu kết cấu từ 4 thành tố quan trọng là: Khuê Văn Các, 13 nhà bia, khu Hạnh tháp và điện Đại Thành. Kiến trúc chính của Khổng miếu là điện Đại Thành.
Cả khối điện cao khoảng 30 mét, từ đông sang tây dài hơn 50 mét, trên mái điện lợp ngói vàng rực rỡ, tượng trưng cho sự trang nghiêm, có thể sánh ngang với điện Thái Hòa của Cố Cung Bắc Kinh, được coi là một trong “ba điện cổ lớn Trung Quốc”.
Một nét độc đáo khác của Điện Đại Thành đó là 10 cột đá lớn trạm rồng dựng trước điện, mỗi cột đều là khối đá nguyên vẹn được điêu khắc tỉ mỉ cao 6 mét, bán kính 1 mét, khí thế oai hùng. 10 cột rồng này, đường nét điêu khắc của mỗi cột một khác, không cột nào giống cột nào, tạo hình đẹp mắt, là tác phẩm quý giá trong nghệ thuật khắc đá Trung Quốc, ngay cả đến cột rồng trong Cố Cung cũng có phần thua kém.
Bên trong Khổng miếu trưng bày hơn 2000 tấm bia đá thuộc các triều đại Trung Quốc, là một trong những “rừng bia đá” của Trung Quốc. Trong đó, có những hơn 50 tấm Ngự bia (tức bia có bút tích của vua), đã thể hiện đầy đủ địa vị cao của Khổng Tử trong xã hội Phong kiến Trung Quốc.
Tìm Hiểu Về Khổng Lâm
Khổng lâm được sắp đặt theo phong cách thời Tống, Nguyên với những con đường uốn lượn quanh co men theo hàng cây bách tuế. Qua cổng lớn của Khổng lâm, đi về hướng Bắc là cổng thứ 2 có kiến trúc giống như một tòa lâu đài, được gọi là “Quan lầu”, bao quanh là 4 bức tường cao 4m, dài 7000m. Phía dưới tường lầu có một dòng sông nhỏ gọi là Châu Thủy.
Phía Đông là mộ con “Tù Thủy Hầu” Khổng Lý, phía trước là mộ cháu “Ngân quốc thuật thánh công” Khổng Cập, cách bố cục này gọi là “huề tử bão tôn”. Như vậy chúng tôi đã trình bay cho bạn biết về Khổng Tử, Khổng Miếu, Khổng Lâm. Hãy cùng Viettourist trải nghiệm văn hóa, phong tục, cảnh vật đặc sắc tại đất nước trung hoa thêm nhé.