93 Lê Quốc Hưng, P.12, Q.4, TP.HCM
19001868 - 0909886688

Nguồn Gốc Ngày Rằm Tháng Giêng - Tết Nguyên Tiêu

  • 19/02/2021

Tết Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng) là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là Tết Thượng Nguyên tại Việt Nam, đây là một dịp quan trọng không kém so với Tết Nguyên Đán, thường tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch. Lễ hội trăng rằm diễn ra từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm), trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng Giêng Âm lịch.

 


Ngày rằm tháng Giêng là ngày trăng tròn đầu tiên của một năm. Ngoài tên Tết Nguyên tiêu còn gọi là Nguyên Tịch; Nguyên Dạ, Tết Trạng Nguyên; Tết Đoàn Viên; Tết Hoa Đăng… Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là lễ Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười). Có thể thấy tầm quan trọng của Tết Nguyên Tiêu trong văn hóa Việt Nam khi ông bà ta có câu: “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.

 


Trong ngày này, tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán của từng địa phương mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng có sự khác nhau nhưng đều để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật, thánh, ông bà, tổ tiên, cầu mong một năm an lành, may mắn và nhiều tài lộc. Bên cạnh đó còn có nhiều hoạt động lễ hội khác như: Thả đèn hoa đăng, trình diễn múa lân...

 

Tham khảo tour Lễ chùa Cầu An năm mới: https://viettourist.com/tours/tour-le-chua-cid-902.html

 

Về cội nguồn của Tết Nguyên Tiêu, dân gian có nhiều giải thích. Nhiều tài liệu viết phong tục này bắt nguồn từ thời Tây Hán ở Trung Quốc với lễ hội rước đèn lồng long trọng. Thời ấy, các cung nữ sau Tết Nguyên Đán đến Tết Nguyên Tiêu đều nhớ nhà và nhớ cha mẹ, nhưng cung vua canh phòng cẩn mật không làm thế nào để ra gặp mặt cha mẹ được. Một cung nữ tên là Nguyên Tiêu cũng đã qua nhiều cái Tết mà không được đoàn tụ với gia đình, buồn cho số phận nên đã tìm đến một cái giếng toan kết liễu cuộc đời. May thay, cô gái được Đông Phương Sóc, viên sủng thần của Hán Vũ Đế cứu sống.

 


Để giúp cô cung nữ thỏa lòng nhớ thương cha mẹ, Đông Phương Sóc nghĩ ra một kế: Ông bày một bàn bói quẻ trên phố Tràng An, tất cả những người đến bói đều nhận được một quẻ ghi dòng chữ “mười sáu tháng giêng bị lửa thiêu”. Sau đó, ông tiết lộ thêm: Tối ngày mười ba tháng giêng Ngọc Hoàng sẽ sai một tiên nữ áo đỏ giáng trần để hỏa thiêu Tràng An, mọi người muốn sống, hãy tâu lên nhà vua để tìm cách thoát nạn. Được tin thần hỏa sẽ đốt thành Tràng An, Hán Vũ Đế vội triệu mưu sĩ Đông Phương Sóc đến để bàn cách đối phó.

 

Đông Phương Sóc vờ suy nghĩ một lúc rồi tâu với vua: Nghe nói thần lửa rất thích ăn bánh trôi, trong cung có Nguyên Tiêu khéo tay, có thể giao cho cô làm bánh đãi Hỏa Thần. Đồng thời ban lệnh cho dân chúng Tràng An đến ngày đó mỗi nhà phải treo trước cửa một chiếc đèn lồng đỏ để Ngọc Hoàng tưởng lầm thành Trường An dưới trần đang bị lửa thiêu. Để tặng công làm bánh dụ Hỏa Thần, nhà vua đã cho Nguyên Tiêu về đoàn tụ với gia đình, còn người đời ghi ơn “dẹp nạn lửa” của cô gái nên đặt cho chiếc bánh trôi và ngày rằm tháng giêng cái tên “Nguyên Tiêu”. Họ quan niệm ngày Tết Nguyên Tiêu đồng nghĩa với “Tết đoàn viên” hay “Tết tình yêu”.

 


Ngoài ra, dân gian còn lưu truyền một sự tích Tết Nguyên Tiêu khác như sau: Ngày xửa ngày xưa có một con thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới đã bị một người thợ săn bắn chết. Để trả thù cho con thiên nga, Ngọc Hoàng đã sai một đội quân Thiên đình đúng ngày 15 tháng 1 xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật dưới hạ giới.

 


Rất may cho loài người là có một số vị thần trên Thiên đình không đồng ý với quyết định có phần hơi nặng tay của Ngọc Hoàng. Họ đã liều mình xuống hạ giới để hiến kế cho chúng sinh. Thế là vào ngày đó, nhà nhà treo đèn lồng và bắn pháo hoa để trên Thiên đình tưởng rằng nhà cửa của họ đã bị phóng hoả. Nhờ đó mà loài người mới thoát khỏi cảnh diệt vong.

 

Một giải thích khác theo sách “Ngày tết Trung Quốc” (xuất bản tháng 9/1983) cho rằng: Tết Nguyên Tiêu có từ đời Hán. Vua Hán Văn lên ngôi đúng vào ngày rằm tháng giêng sau khi dẹp yên cuộc rối ren do gia tộc họ Lã gây ra.
Từ đó theo lệ mỗi năm vào đêm rằm tháng Giêng, vua Hán Văn ra khỏi cung dạo chơi chung vui với thần dân. Chữ “Dạ” (đêm) trong cổ ngữ Trung Hoa còn được đọc là “Tiêu” nên vua Hán Văn đã lấy ngày rằm tháng giêng làm ngày Tết Nguyên Tiêu.
(Thông tin sưu tầm)

---------------------------------------

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
HỒ CHÍ MINH : 91 Lê Quốc Hưng, Quận 4
ĐÀ NẴNG : Số 11 Phan Đình Phùng, Hải Châu
HÀ NỘI : 18 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội.
Viettourist.com
Tổng đài : 19001868 - 0909886688
Khiếu nại : 0908886688
#Viettourist #Dulichviettourist #TetNguyenTieu #TetThuongNguyen #VietNamTet

Giới thiệu về Viettourist

GIỚI THIỆU VỀ VIETTOURIST

Viettourist - Thương hiệu du lịch cao cấp - Giá rẻ tại Việt Nam. Tiếp nối thành công, từ tháng 06/2012 trung tâm du lịch Viettourist được chuyển đổi thành Cty CP TM DV Du Lịch Viettourist...

Hỗ trợ trực tuyến 24/7

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN 24/7

1900 1868

viettourist@icloud.com

Tại sao chọn Viettourist?

TẠI SAO CHỌN VIETTOURIST?

Giá tốt 
Điểm đến đa dạng
Thanh toán linh hoạt
Chất lượng dịch vụ vượt trội

call facebook zalo