NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ - DI SẢN TRƯỜNG TỒN VỚI THỜI GIAN
Nhã Nhạc cung đình Huế là loại hình âm nhạc mang tính bác học đã gắn liền với nhiều triều đại hoàng tộc từ nhà Lý đến nhà Trần và đạt đến đỉnh cao của nó dưới triều đại nhà Nguyễn. Nhờ vào sự gìn giữ của ông cha ta và những thế hệ tiếp nối, Nhã Nhạc cung đình Huế đã được bảo tồn gần như toàn vẹn đến ngày nay. Vào năm 2003, UNESCO đã chính thức công nhận Nhã Nhạc cung đình Huế là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.
Tham khảo tour 30/4-1/5: https://viettourist.com/tours/le-30-4-cid-273.html
-
Nhã Nhạc cung đình Huế xuất hiện từ lúc nào?
Nhã nhạc có nguồn gốc ở Trung Quốc, dưới thời Chu (thế kỉ VI – III TCN), sau đó loại hình âm nhạc này mới được lan truyền đến các nước láng giềng như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Có thông tin cho rằng Nhã nhạc đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ X, nhưng do tình hình lịch sử và hoàn cảnh lúc bấy giờ nên không có sử sách nào ghi lại sự hiện diện của Nhã nhạc trong thời đại này cũng như thời Tiền Lê.
Theo sử sách, Nhã nhạc xuất hiện từ thế kỉ XIII, loại hình âm nhạc này được các triều đại quân chủ Việt Nam lúc bấy giờ rất coi trọng. Việc phát triển Nhã Nhạc cung đình Việt Nam đại diện cho sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại, cũng như phản ánh tư tưởng, quan niệm triết lý của chế độ quân chủ đương thời.
-
Vì sao gọi là "Nhã Nhạc cung đình Huế"?
‘Nhã nhạc’ có nghĩa là “âm nhạc tao nhã”, phù hợp để được trình diễn trong các dịp lễ, tế, và các sự kiện đặc biệt. Còn vì sao lại gọi là ‘Nhã Nhạc cung đình Huế’ là vì Huế được lựa chọn làm kinh đô dưới thời triều Nguyễn. Huế là trung tâm chính trị của dân tộc Việt Nam trong thời kì từ năm 1788 đến năm 1945, và cũng chính tại nơi đây Nhã Nhạc cung đình được hình thành, đúc kết và phát triển đến thời kì đỉnh cao nhất trong bối cảnh thời đại lúc đó.
Đồng thời Huế cũng là kinh đô cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam, nên chúng ta mới gọi là ‘Nhã Nhạc cung đình Huế’ như một cách tưởng nhớ thời kì hoàng kim của loại hình quốc nhạc này, cũng như những công sức mà nhà Nguyễn đã làm để gìn giữ, phát triển Nhã Nhạc cung đình Huế.
-
Giá trị lịch sử của Nhã Nhạc cung đình Huế
Trải qua nhiều năm, sự phát triển của Nhã Nhạc cung đình Huế đã được ghi lại qua nhiều sử sách, tiêu biểu là bộ Khâm định Ðại Nam hội điển sự lệ lưu lại những thay đổi của loại hình âm nhạc này dưới thời nhà Nguyễn (1802 – 1945). Ngoài ra còn có những chi tiết về nhạc Cung đình Huế trong bộ Minh Mạng chính yếu. Bộ Khâm định Ðại Nam hội điển sự lệ có ghi là vào thời Tây Sơn, khi vua Quang Trung gửi một đoàn đi sứ sang Trung Quốc thời vua Càn Long, trong đó có một dàn nhạc cung đình mà sử giả nhà Thanh gọi là “An Nam quốc nhạc”.
Từ năm 1808, dưới triều Nguyễn, dàn nhạc đổi tên là “Việt Nam quốc nhạc”. Nhưng đấy là khi dàn nhạc cung đình đã “quy mô hóa”. Trong đó có đoạn ghi chép về dàn nhạc Cung đình Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ 18, người viết sử ghi tên 8 loại nhạc khí bằng chữ Nôm, có đoạn ghi về các vũ sinh mặc áo rộng thêu rồng, thắt lưng màu xanh, đầu bịt khăn, tay cầm quạt xanh. Nhạc công mặc áo màu vàng, thắt lưng màu xanh dương, và đầu bịt khăn như vũ sinh. Nhờ vào những ghi chép này, đến nay số nhạc khí của dàn Nhã nhạc hay Tiểu nhạc cũng không có gì thay đổi.
-
Giá trị nghệ thuật của Nhã Nhạc cung đình Huế
Nhạc cung đình duy trì phát triển qua hàng trăm năm, bởi có giá trị nghệ thuật cực kỳ đặc sắc. Trước hết vì có những nhạc sĩ, nhạc công tài năng, bởi triều đình có đủ điều kiện để quy tụ nhân tài từ khắp nơi trong đất nước. Khi được mời vào cung, họ có thời giờ và phương tiện để trau dồi nghệ thuật, trở thành những nhạc sĩ chuyên nghiệp, với khả năng sáng tác dồi dào, biểu diễn tinh vi.
-
Nhã Nhạc cung đình Huế được biểu diễn như thế nào?
Về cách thức tổ chức, một buổi nhã nhạc cung đình thời Nguyễn gồm có: 1 trống bản, 1 phách (sinh tiền), 2 sáo, 1 huyền tử (tức tam huyền tử, đàn tầm), 1 hồ cầm (đàn nhị), 1 song vận (nguyệt cầm), 1 tì bà, 1 tam âm là (chùm thành là bằng đồng 3 chiếc). Nhã nhạc kết hợp với múa cung đình. Ở triều Nguyễn, múa cung đình cũng vô cùng phong phú như: long, ly, quy, phượng, múa đèn, múa quạt.
Những cô gái thướt tha trong trong trang phục lễ nghi cung đình truyền thống uyển chuyển, nhịp nhàng trong từng điệu múa thể hiện rõ bản sắc văn hóa đậm đà Việt Nam chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ.
-
Đến đâu để thưởng thức Nhã Nhạc cung đình Huế?
Nếu có dịp ghé thăm Huế, hãy ghé vào Kinh Thành Huế để tham quan nhà hát cổ Duyệt Thị Đường nằm trong khuôn viên Tử Cấm Thành.
Đây là nơi biểu diễn phục vụ cho du khách tham quan, thưởng thức những buổi biểu diễn nghệ thuật độc đáo của Nhã Nhạc cung đình Huế được tổ chức hai lần trong ngày:
- Buổi sáng từ 10h00 – 10h40
- Buổi chiều từ 15h00 – 15h40
Ngoài ra, du khách còn có cơ hội thăm quan không gian trưng bày triễn lãm giới thiệu các loại hình nghệ thuật cung đình Huế bao gồm: phục trang, mặt nạ, tư liệu, nhac cụ.
Nhã Nhạc cung đình Huế Việt Nam là món quà quý giá mà dân tộc Việt Nam có được, là niềm tự hào của người dân xứ Huế nói riêng và con người Việt Nam nói chung, vì thế quý du khách đừng quên lưu giữ những tấm ảnh chụp cùng người thân và bạn bè khi tới Huế nhé!
----------------------------------------
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
HỒ CHÍ MINH : 91 Lê Quốc Hưng, Quận 4
ĐÀ NẴNG : Số 11 Phan Đình Phùng, Hải Châu
HÀ NỘI : 18 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội.
Viettourist.com
Tổng đài : 19001868 - 0909886688
Khiếu nại : 0908886688
#viettourist #dulichviettourist #dulichmientrung #tourmientrung #dulichhue #hue #nhanhaccungdinhhue