93 Lê Quốc Hưng, P.12, Q.4, TP.HCM
19001868 - 0909886688

THÀNH NHÀ HỒ - CHỨNG TÍCH LỊCH SỬ TOP DI SẢN VĨ ĐẠI NHẤT THẾ GIỚI

  • 31/12/2020

Khi du khách có dịp ghé qua Thanh Hóa thì nhất định phải tham quan thành nhà Hồ – thắng cảnh được nhắc đến nhiều nhất ở Thanh Hóa, được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2011 và đứng đầu trong 21 di sản nổi bật và vĩ đại nhất thế giới, đồng thời xếp vị trí đầu tiên trong danh sách 21 di sản UNESCO lớn nhất hành tinh mà CNN công bố năm 2015.

 

- Di tích Thành nhà Hồ ở đâu ?

Thành nhà Hồ nay thuộc xã Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Thành cách thủ đô Hà Nội 140km, cách thành phố Thanh Hóa 45km và cách thành phố Tam Điệp 42km. Kiến trúc ấn tượng của thành là bốn cửa thành được thiết kế vòm cuốn độc đáo hướng về bốn phía: Đông, Tây, Nam, Bắc. Bên cạnh đó, thành cũng được xây dựng trên địa thế khá hiểm trở, điều đó giúp ích rất nhiều trong phòng ngự quân sự, hơn là xây dựng trên các trung tâm có điểm mạnh về kinh tế, văn hóa, chính trị. Xung quanh thành là sông nước và núi non vô cùng hiểm yếu, vừa mang ý nghĩa chiến lược phòng thủ vừa phát huy được lợi thế giao thông thủy bộ.

 


Từ đó, chúng ta thấy được tầm nhìn xa trông rộng của các vị vua thời ấy. Lựa chọn nơi hiểm trở nhất để biến nó thành nơi an toàn nhất. Đồng thời cũng thể hiện sự khôn khéo của các ngài trong các cuộc chiến, không chỉ dùng binh lính để đánh giặc, mà còn dựa vào “nhân hòa địa lợi” nhằm tăng phần chiến thắng, khiến quân giặc cũng phải khó lường.

- Cách thức di chuyển đến Thành nhà Hồ

Du khách có thể di chuyển đến Thanh Hóa bằng xe khách hay tàu hỏa. Nếu di chuyển từ Hà Nội thì du khách còn có thể di chuyển bằng xe máy. Thanh Hóa cách Hà Nội 150km, quãng đường vừa phải cho một chuyến phượt cuối tuần.

 

- Bề dày lịch sử Di tích Thành nhà Hồ

Thành Nhà Hồ thuộc địa phận của tỉnh Thanh Hóa ngày nay từng là kinh đô của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407. Đây là một trong những thành lũy bằng đá hiếm hoi còn sót lại tại Đông Nam Á. UNESCO đã công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới vì những giá trị văn hóa, lịch sử cùng kỹ thuật xây dựng độc đáo của công trình này mang lại. 

 


Thành nhà Hồ vào lúc bấy giờ được gọi là thành Tây Đô, được xây dựng vào năm 1397, dưới thời trị vì của vua Trần. Ý tưởng xây tòa thành này là của quyền thần Hồ Quý Ly, lúc ấy giữ chức Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự, là người nắm mọi quyền lực trong triều đình. Ông cũng là người lập ra triều đại nhà Hồ sau này (1400).
Sau khi thành xây xong, Hồ Quý Ly buộc vua Trần dời đô từ Thăng Long (nay là Hà Nội) về Thanh Hóa. Năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay cho nhà Trần, Thành Nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô, và Hồ Quý Ly lấy quốc hiệu là Đại Ngu, tức niềm hạnh phúc, an vui. Tuy vậy triều đại này chỉ kéo dài vỏn vẹn 7 năm, là triều đại ngắn nhất trong lịch sử Việt Nam.

 


Từ khi nắm quyền lực từ triều Trần cho đến khi thiết lập triều đại mới, Hồ Quý Ly đã ban hành và thực thi một loạt các chính sách cải cách từ kinh tế, chính trị, cho đến văn hóa, giáo dục, với mong muốn khắc phục triệt để cuộc khủng hoảng quân chủ cuối triều Trần. Đồng thời, ông cũng thiết lập lại bộ máy nhà nước, hệ thống các chính sách và đưa ra các biện pháp trong công cuộc cải cách đầy táo bạo, nhưng cũng khá toàn diện. Tuy chỉ trị vì vỏn vẻn có 7 năm, nhưng dưới sự lãnh đạo và các chính sách cải cách của vua Hồ đã mang lại không ít những thành tựu to lớn, cuộc sống ấm no cho nhân dân. Sự cống hiến của vua Hồ sau này vẫn luôn được nhắc đến, và được sử sách đánh giá cao.

- Được UNESCO công nhận Di sản Văn Hóa Thế Giới

Thành Nhà Hồ đáp ứng đầy đủ hai tiêu chí về văn hóa mà UNESCO đưa ra để xếp hạng Di sản cho công trình. 

+ Tiêu chí II “Thể hiện các giá trị nhân văn quan trọng và sự ảnh hưởng của chúng qua một thời kỳ lịch sử quốc gia hay trong một khu vực của thế giới, những đóng góp này có tính phát triển trong kiến trúc, công nghệ, nghệ thuật điêu khắc và cách quy hoạch thành phố”.

+ Tiêu chí thứ IV “Trở thành ví dụ nổi bật về một loại hình công trình, một quần thể kiến trúc, kỹ thuật hoặc cảnh quan minh họa được giá trị của một (hoặc nhiều) giai đoạn trong lịch sử nhân loại”.

 


Công trình này được đánh giá cao về mặt kỹ thuật xây dựng các khối đá được cho là có một không hai ở Việt Nam nói riêng và toàn khu vực Đông Á, Đông Nam Á nói chúng vào khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XIV - đầu thế kỷ XV. Các nhà nghiên cứu đánh giá, kiến trúc Thành Nhà Hồ được xây rất khoa học, với các phiến đá lớn được đục đẽo một cách vuông vức, xếp đan xen với nhau theo hình múi bưởi để tránh các rung chấn lớn như động đất.
Đặc biệt là giữa các phiến đá này không hề có bất kỳ chất kết dính nào nhưng tòa thành vẫn đứng vững hơn 600 năm, vượt qua nhiều tác động của địa chấn và bom đạn tàn phá. Ngoài ra khối công trình đồ sộ, vững chắc này chỉ được xây dựng vẻn vẹn trong vòng 3 tháng đầu năm 1397.

 


Theo các tài liệu để lại cùng công việc khảo cổ, nghiên cứu hiện trạng thì quần thể di sản Thành Nhà Hồ bao gồm Thành nội, Hào thành, La thành và Đàn tế Nam Giao nằm phía ngoài thành. Trong đó, Hoàng thành là công trình đồ sộ nhất đồng thời nguyên vẹn nhất còn lại cho đến nay.

Toàn bộ mặt ngoài tường thành là sự kết hợp của bốn cổng chính làm từ những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, chồng khít lên nhau. Những khối đá lớn này có phiến dài tới hơn 6 mét, nặng khoảng 20 tấn.

- Tìm hiểu về các cấu trúc trong thành nhà Hồ

Hào thành

Bao quanh cả một tường thành đồ sộ là Hào thành. Qua kết quả khai quật Hào thành, người ta nhận thấy Hào thành rộng khoảng hơn 90m, đáy hào rộng 52m, và sâu hơn 6.50m. Bề mặt Hào thành rộng va thoải dần, để giữ cho Hào thành vững chắc, người xưa đã dùng đá hộc, các mảnh dăm đá rải lót ở phía dưới. Dưới sâu lòng Hào thành, phát hiện ra một số di vật thời Trần – Hồ. Đến nay, tuy nhiều phần của Hào thành đã bị lắp cạn, nhưng vẫn có thể nhìn thấy rất rõ các dấu tích của Hào thành ở cả bốn phía với chiều rộng trung bình là 50m.

 

La thành

Phía trước tường thành vững chãi kia là Hào thành, phía trước Hào thành là La thành để bảo vệ toàn diện cho thành nhà Hồ. La thành hiện còn là một tòa thành đất cao khoảng 6m, mặt cắt dạng hình thang với bề mặt rộng 9.20m, có nhiệm vụ là lớp chắn cho tường thành và Hào thành. Mặt ngoài dốc đứng, phía trong thoai thoải kiểu bậc thang, mỗi bậc cao 1.50m, một số vị trí có trộn thêm sạn sỏi gia cố. Toàn bộ La thành được đào đắp dựa theo địa hình tự nhiên, có đoạn thì nối liền với núi đá và hình thành nên bức tường thiên nhiên hùng vĩ, có đoạn thì nương theo dòng sông. Trong đó có những đoạn là đê của sông Bưởi và sông Mã, có chức năng phòng lũ lụt cho toàn bộ kinh thành. Dù đã trải qua VI thế kỷ, hứng chịu trực tiếp các tác động chủ quan và khách quan, nhưng La thành vẫn còn nguyên vẹn với lũy tre dài vô tận.

 

Đàn tế Nam Giao

Trong các nghi lễ của các kinh đô phương Đông cổ truyền, đàn tế Nam Giao và nghi thức tế lễ hàng năm của các vương triều được xem là bộ phận văn hóa tinh thần quan trọng bậc nhất vẫn được gìn giữ và phát huy cho đến ngày nay. Lễ tế được tổ chức nhằm cầu chúc những điều tốt lành, may mắn đến cho đất nước, vương triều, và dân tộc.

 

Đàn tế được xây dựng ở phía Nam thành nhà Hồ, phía trong La thành, có tổng diện tích là 35.000m vuông. Đàn được thiết kế chia làm nhiều tầng, với các bậc cấp cao dần lên, trong đó tần đàn trung tâm cao 21.70m so với mực nước biển. Chân đàn có độ cao khoảng 10.50m so với mực nước biển.Sau khi khai quật với diện tích khoảng 15.000m vuông, kết quả là phát hiện ra cấu trúc tổng thể của phần đàn trung tâm bao gồm ba vòng tường đàn bao bọc lẫn nhau. Toàn bộ ba vòng đàn ôm trọn nền đàn tế hình chữ nhật, lòng nền đàn có dấu tích đàn tế hình tròn (Viên đàn).

Giếng vua 

Gần ngay Đàn tế Nam Giao, phía góc Đông Nam có một kiến trúc được bảo tồn cũng khá nguyên vẹn, đó là giếng Vua đã được 600 tuổi. Cấu trúc của giếng được chia làm hai phần:

 +Phần thành giếng được xây bằng các khối đá có mặt bằng hình vuông, có bậc đi xuống nhỏ dần dẫn vào trong lòng giếng.

 +Phần lòng giếng hình tròn, mặt cắt hình phễu. Phần miệng tròn có đường kính khoảng 6.50m, độ sâu tính từ miệng giếng vuông 4.90m.

 

Bên trong Thành

Trước kia, bên trong thành còn có nhiều công trình nguy nga như Điện Hoàng Nguyên, Cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, Tây Thái Miếu, Đông Thái Miếu,... không thua gì kinh thành Thăng Long. Tuy nhiên, qua khoảng thời gian dài hơn 6 thế kỷ với nhiều sự tác động chủ quan và khách quan đã khiến cho hầu hết các công trình kiến trúc này bị phá hủy hoàn toàn.
Một trong những bí ẩn lớn liên quan đến công trình là sự mất tích của đầu rồng trên cặp rồng được chạm khắc tỉ mỉ bên trong hoàng thành. Đôi tượng rồng đá này được các nhà sử học đánh giá thuộc loại tượng rồng lớn và đẹp nhất còn sót lại ở Việt Nam. Chúng có hình dạng thân thon nhỏ dần về phía đuôi, uốn bảy khúc, phủ kín vảy. Đôi rồng này còn mang giá trị nghệ thuật chạm khắc đặc thù của thời Trần lúc hưng thịnh.

Có khá nhiều giả thiết về việc lý giải tại sao đầu rồng lại bị biến mất nhưng giả thiết sau khi xâm lược nước ta, quân Minh cho chặt đầu rồng mang về báo công được nhiều người chấp nhận. 

 

- Ý nghĩa lịch sử của thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ là nơi chứng kiến các cuộc đấu tranh có khi khốc liệt, có khi lừng lẫy, chiến thắng vang dội. Di tích lịch sử này không những từng là căn cứ quân sự cho chính quyền Lê – Trịnh, mà còn là một trung tâm văn hóa lớn của khu vực.

Trong suốt thời Lê Trung Hưng và thời Tây Sơn, thành nhà Hồ vẫn được sử dụng như một pháo đài quân sự trong phòng thủ và tấn công khi có giao tranh. Tuy mất vai trò kinh đô và đã tồn tại hơn 600 năm, nhưng thành nhà Hồ vẫn đứng sừng sững, uy nghi như một tòa thành quân sự kiên cố trong suốt thời gian dài. Thành cũng được xem như biểu tượng thể hiện sức mạnh và sự đoàn kết của dân tộc ta, như một lời nhắc cho con cháu đời sau, dù có đi xa, làm gì cũng hãy nhớ đến những chiến tích, di tích lịch sử mà ông cha đã cố gắng gầy dựng và gìn giữ mà lấy làm tự hào.

 

Thành Nhà Hồ là di tích lịch sử quan trọng có giá trị cao về mặt văn hóa, kiến trúc thời xưa. Đến với di tích này du khách có cơ hội chiêm ngưỡng sự độc đáo của công trình xưa cũ và tìm hiểu về kỹ thuật công phu này. Đây là điểm đến ngày càng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến.

------------------------------

Tour Tết nguyên đán: https://viettourist.com/tours/tet-nguyen-dan-cid-259.html


ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY
HỒ CHÍ MINH: 91 Lê Quốc Hưng, Quận 4
ĐÀ NẴNG : Số 11 Phan Đình Phùng, Hải Châu
HÀ NỘI: 18 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội.
Viettourist.com
Tổng đài 19001868 - 0909886688
Khiếu nại : 0908886688
#Viettourist #Dulichviettourist #dulichtet2021 #Tourtet2021 #ThanhNhaHo #ThanhHoa #HoQuyLy #NhaHo

Giới thiệu về Viettourist

GIỚI THIỆU VỀ VIETTOURIST

Viettourist - Thương hiệu du lịch cao cấp - Giá rẻ tại Việt Nam. Tiếp nối thành công, từ tháng 06/2012 trung tâm du lịch Viettourist được chuyển đổi thành Cty CP DV TM Du Lịch Viettourist...

Hỗ trợ trực tuyến 24/7

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN 24/7

1900 1868

viettourist@icloud.com

Tại sao chọn Viettourist?

TẠI SAO CHỌN VIETTOURIST?

Giá tốt 
Điểm đến đa dạng
Thanh toán linh hoạt
Chất lượng dịch vụ vượt trội

call facebook zalo