TOP 10 CÁC QUỐC GIA ĐÓN TẾT GẦN GIỐNG VIỆT NAM
Châu Á là một trong bốn cái nôi văn hóa lớn nhất của thế giới - Trung Quốc cổ đại, cho nên gần như các quốc gia đều có bị ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa. Tết là một trong những nét biểu hiện đặc trưng nhất cho thấy các quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng của Quốc gia đông dân nhất Thế Giới. Tết là một lễ hội lớn nhất năm của người châu Á, đây là dịp người ta quây quần bên nhau, tạm biệt năm cũ, xin chào năm mới, chúc cho nhau những điều tốt đẹp... Tuy nhiên không phải quốc gia Châu Á nào cũng ăn Tết Nguyên Đán giống Việt Nam, Trung Quốc. Dưới đây là danh sách 10 quốc gia Châu Á ăn tết cổ truyền giống Việt Nam.
1. Trung Quốc
Vì lịch Âm của Trung Quốc dựa theo chu kỳ của mặt trăng, do đó ngày nghỉ sẽ có sự khác nhau. Thông thường kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán của người Trung Quốc sẽ tính từ 12/1 tới 20/2 theo lịch Dương. Mặc dù ngày Tết được tổ chức vào mùa đông nhưng vẫn được gọi là lễ hội mùa xuân. Bởi lẽ, thời gian tổ chức Tết được bắt đầu từ ngày đầu của mùa xuân và kết thúc vào mùa đông. Ngày Tết cổ truyền của Trung Quốc được tổ chức theo Âm lịch và có ý nghĩa thể hiện một cuộc sống mới đầy ấm no.
2. Đài Loan
Cùng với Thanh Minh, Đoan Ngọ và Trung Thu, Tết Nguyên Đán là dịp lễ rất quan trọng ở Đài Loan. Cũng giống như ở Việt Nam, người Đài Loan coi Tết là dịp để đoàn tụ và vui vẻ bên nhau. Người người nhà nhà đều trở về quê nhà quây quần với gia đình, nên khi Tết đến, các thành phố lớn như Đài Bắc, Tân Bắc (những thành phố tập trung nhiều người từ khu khác về làm việc) sẽ trở nên trống vắng và rất nhiều nơi đóng cửa, nhưng các ngôi chùa lớn thì hương khói nghi ngút, người đi lễ rất đông đúc.
3. Mông Cổ
Trong những ngày Tết quan trọng nhất, người Mông Cổ đãi khách bằng các món trà sữa, bánh ngọt xếp tầng, thịt cừu luộc hoặc cơm nấu sữa đông... Tsagaan Sar là ngày lễ lớn nhất mùa đông - xuân của người Mông Cổ, là dịp họ được thưởng thức những món ăn truyền thống ở các gia đình khi đến thăm. Trong tiếng Mông Cổ, Tsagaan Sar nghĩa là "trăng trắng", ngày đầu tiên trong năm theo lịch Mông Cổ trùng thời điểm với Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc, Việt Nam. Trong những ngày năm mới này, người Mông Cổ dành thời gian bày tỏ lòng kính mến tới người cao tuổi trong gia đình, thăm hỏi họ hàng và chuẩn bị bàn tiệc để tiếp đãi khách.
4-5. Hàn Quốc - Triều Tiên
Seollal kỷ niệm ngày đầu tiên của Âm lịch Hàn Quốc. Cũng giống như nhiều quốc gia đón Tết Nguyên đán trên khắp Châu Á, Hàn Quốc cũng có những phong tục tập quán độc đáo riêng. Kỳ nghỉ lễ Seollal diễn ra trong vài ngày và được đánh dấu bằng việc các thành viên trong gia đình sum họp, thực hiện các nghi lễ của người Hàn Quốc, ăn các món ăn truyền thống, chơi các trò chơi dân gian và các hoạt động truyền thống khác.
6. Ấn Độ
Điểm đặc biệt tại Ấn Độ là thời điểm đón năm mới khác nhau tùy thuộc vào mỗi địa phương. Miền Bắc chào đón năm mới vào tháng 4; trong khi miền Nam vào trung tuần tháng 3; ở bang Kirala vào tháng 6; ở miền Tây Ấn tháng 11-12. Song tất cả đều coi đó là những ngày hội lửa. Ở nước này, lễ hội đầu năm cũng được gọi với nhiều tên khác nhau như lễ Vishu đối với người dân ở bang Kerala, lễ Ugadi của bang Karnataka, Andhra và ở bang Punjab là lễ Baisakhi. Thêm vào đó, lễ mừng năm mới ở Ấn Độ cũng phụ thuộc vào các truyền thống diễn ra ở từng vùng khác nhau. Ví dụ, vào ngày này, cư dân miền Bắc trang trí bằng các loại hoa màu sắc khác nhau, phổ biến nhất là các màu hồng, đỏ, tím hoặc trắng. Trong khi đó, ở miền Nam, lễ mừng năm mới nhất định phải có một mâm quả. Buổi sáng, trẻ em nhắm mắt lại chờ người lớn dẫn đến mâm quả để chúng có thể thưởng thức hương vị của món ăn truyền thống này.
Ở Tây Bengali, người ta đón năm mới vào ngày 13/4, ở bang Tamil Nadu - vào ngày 14/4, tức ngày đầu của mùa xuân. Kashmir có lẽ là bang đón năm mới lâu nhất Ấn Độ: Năm mới ở đây được bắt đầu sớm nhất, ngày 10/3, và kết thúc cùng với lễ năm mới ở các bang khác. Người dân ở đây đón năm mới bằng những đám rước hóa trang đủ loại và những hội chợ hết sức náo nhiệt. Lễ mừng năm mới cũng phụ thuộc vào các truyền thống diễn ra ở những vùng khác nhau của đất nước. Ví dụ, vào ngày này cư dân miền Bắc Ấn Độ trang trí bằng các loại hoa màu sắc khác nhau, phổ biến nhất là các màu hồng, đỏ, tím hoặc trắng.
7. Bhutan
Bhutan có chỉ số hạnh phúc đứng hàng đầu thế giới. Người dân nơi đây luôn trân trọng những giá trị truyền thống và giữ Tết cổ truyền kéo dài 15 ngày với nhiều hoạt động thú vị. Tết cổ truyền của Bhutan được gọi là Losar, diễn ra gần hoặc trùng với Tết Nguyên Đán của Việt Nam. Người dân quốc gia hạnh phúc nhất thế giới coi Losar là ngày lễ quan trọng bậc nhất trong năm. Khi năm mới đến, người dân địa phương thích mua sắm tài sản thay vì tiếp tục sử dụng đồ cũ. Đền và tu viện cũng được trang trí lộng lẫy hơn.
Giống như hầu hết quốc gia châu Á, người dân Bhutan bắt đầu chuẩn bị cho năm mới bằng cách dọn dẹp nhà cửa, vứt đồ đạc không sử dụng, nấu món ăn đặc biệt và cúng dường tại các ngôi đền. Ba ngày đầu tiên trong năm mới là quãng thời gian ý nghĩa nhất đối với mỗi người. Đây là dịp để gia đình đoàn tụ và tham gia nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.
8. Campuchia
Tết Campuchia – Những ngày tết lớn nhất tại xứ sở chùa tháp. Tết Campuchia là ngày tết cổ truyền lớn nhất trong năm tại xứ chùa tháp linh thiêng. Đến với ngày hội lớn của nhân dân Campuchia, du khách sẽ có cơ hội hòa mình vào không khí náo nhiệt, ấm cúng nhưng cũng vô cùng đặc sắc với các hoạt động mang đậm bản sắc của người dân nơi đây. Nếu có cơ hội đặt chân đến Campuchia vào đúng dịp tết của người Khmer, bạn nhất định không nên bỏ qua những ngày hội lớn như:
Tết cổ truyền Campuchia hay còn gọi là Chol Chnam Thmay hoặc là Chaul Chnam Thmay. Đây là một trong những lễ hội lớn mừng năm mới theo lịch cổ truyền của người dân khmer. Ngoài Campuchia, đây cũng là dịp lễ tết của nhiều nước khác như Lào, Thái Lan, Myanmar, Siri Lanka. Nguồn gốc của ngày lễ này bắt nguồn từ lòng tin của người dân về một vị thần trên trời được sai xuống để chăm lo cho đời sống của người dân trong năm. Do đó, hàng năm ngày này được định làm ngày lễ hội, tết cổ truyền của toàn dân Campuchia. Trong dịp lễ đặc biệt này, các hoạt động vui chơi như đốt đèn trời, đốt ông lói, đánh lửa,…được khắp nơi thực hiện.
9. Thái Lan
Thái Lan là đất nước tôn sùng đạo Phật nên người dân Thái Lan ăn tết truyền thống theo Phật lịch. Theo đó thì ngày 15/4 là ngày Đản sinh của Phật nên người ta chọn ngày này là ngày Tết của cả nước, diễn ra trong 3 ngày, từ 13/4-15/4 hàng năm. Trong hai ngày đầu, ngày 13 người dân sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, sang ngày 14 sẽ chuẩn bị các món ăn cho ngày Tết chính. Đến ngày 15, khắp các ngôi chùa trên đất nước Thái Lan sẽ tổ chức lễ hội tắm Phật với sự tham gia của đông đảo người dân Thái. Sau đó mọi người sẽ cùng tổ chức lễ hội té nước, ai càng được té nhiều nước trong ngày này sẽ càng may mắn.
10. Singapore
Người Singapore ăn Tết âm hay dương là thắc mắc của rất nhiều người về quốc đảo sư tử biển này. Vậy câu trả lời là Singapore có ăn Tết theo âm lịch các bạn nhé. Vì là một đất nước có một lượng dân số lớn là người gốc Hoa nên nền văn hóa của Singapore chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Trung Quốc. Vì thế nên người Singapore cũng đón Tết truyền thống theo âm lịch giống người Trung Quốc và người Việt Nam chúng ta vậy. Ngày Tết Nguyên đán ở Singapore diễn ra gần như cùng thời điểm với Việt Nam vào ngày mồng 1 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Để đón chào năm mới, người dân Singapore cũng trang trí nhà cửa, đường phố với sắc đỏ đặc trưng của ngày Tết, họ cũng mua sắm đồ đạc cho ngày Tết và cũng nấu những món ăn truyền thống đặc trưng để cùng đón Tết. Khi năm mới đến, không khí lễ hội tưng bừng diễn ra suốt 1 tháng đầu tiên từ mồng 1 tháng Giêng cho đến hết trung tuần tháng 2. Nếu có cơ hội, du khách có thể đến với Singapore vào dịp này để tự mình trải nghiệm và khám phá xem Tết của người Singapore với Tết của người Việt có gì khác nhau nhé.
+++ CHÙM TOUR TẾT NGUYÊN ĐÁN: https://viettourist.com/tours/du-lich-tet-cung-viettourist-cid-257.html
+++ CHÙM TOUR TẾT NGUYÊN ĐÁN TRONG NƯỚC: https://viettourist.com/tours/tour-tet-nguyen-dan-trong-nuoc-cid-259.html
VIETTOURIST – KỲ DIỆU TỪ SỰ KHÁC BIỆT!
TỔNG ĐÀI TOÀN QUỐC : 19001868
Hotline : 0909886688 - 0908886688
∎ HỒ CHÍ MINH: 93 Lê Quốc Hưng, P.13, Quận 4.
∎Văn phòng HN: 58-60 Nguyễn Trường Tộ - Ba Đình - Hà Nội
#viettourist #dulichviettourist #tourdulichgiare #dulichtetnguyendan #dulichtet #tourtetnguyendan #dulichtetgiare #cacquocgiaantet #tetnguyendan #tetcotruyen