93 Lê Quốc Hưng, P.12, Q.4, TP.HCM
19001868 - 0909886688

TOP 5 MÓN ĐẶC SẢN BẠN NÊN THỬ KHI ĐẾN TÂY BẮC

  • 18/09/2020

Món đầu tiên bạn phải thử là Thắng cố, đây là một món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc H’Mông, món ăn này có lịch sử cách đây khoảng 200 năm khi người dân tộc H’Mông về cứ trú tại Bắc Hà – Lào Cai. Sở dĩ món thắng cố của người H’Mông đặc biệt bởi vì cách chế biến của nó. Món thắng cố truyền thống của người H’Mông được làm từ thịt ngựa. Khi nấu thì không bỏ bất cứ phần nào trên cơ thể ngựa, kể cả phần ruột già.

 

 

Về sau, món thắng cố được các dân tộc khác cải biến thành các món thịt trâu, bò, lợn và bỏ thêm nhiều các loại gia vị khác nhau để tạo ra nhiều hương vị khác nhau đặc trưng của mỗi vùng. Tuy nhiên, món thắng cố ngon nhất vẫn là món thắng cố ngựa truyền thống của bà con dân tộc H’Mông ở vùng Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa.
Để thưởng thức món ăn này, bạn phải tới những phiên chợ của người H’Mông ở Sa Pa, Hà Bắc. Những nồi thắng cố ở các phiên chợ vùng cao thường rất lớn, đủ cho vài chục người ăn. Những bát thắng cố được múc ra phục vụ thực khách từ những chảo lớn sóng sánh thịt nạc, thịt mỡ và lục phủ ngũ tạng. Nội tạng ngựa được chế biến sạch có mùi thơm, giòn giòn, quyện với mùi cay nồng của các loại rau nhúng như cải mèo, cải ngồng, cải lẩu,... chấm với loại nước chấm đặc biệt làm từ ớt Mường Khương.Thắng cố nguyên bản của người dân tộc ở các phiên chợ thường hơi khó ăn, còn trong các nhà hàng, thắng cố đã được cải biên đi nhiều để phù hợp với khẩu vị người Kinh. Khi ăn, người thưởng thức có thể thêm một chút ớt, tiêu hoặc muối.

 

Món thứ hai là Thịt lợn gác bếp
Thịt lợn gác bếp cũng có những đặc điểm chung giống như thịt trâu, thịt bò khô gác bếp, nguyên liệu phải là từ những chú lợn được chăn thả tự nhiên trên vùng núi cao nguyên bạt ngàn và được chế biến theo cách riêng mang nét đặc trưng của núi rừng.

 

Thịt lợn gác bếp Tây Bắc được làm chọn lọc kỹ lưỡng từ những miếng thịt ngon nhất . Miếng thịt khô được tẩm ướp gia vị rất hoàn hảo đặc trưng của Tây Bắc đó là hạt dổi, mắc khén, ớt và các loại gia vị vừa vặn. Sau đó thịt được sấy khô thấm đượm mùi khói của lá rừng Tây bắc. Vị ngọt tự nhiên của thịt lợn hoà quyện với hương vị của núi rừng và một chút cay cay thật hấp dẫn tạo nên hương vị khó quên của thịt lợn gác bếp.
Không phải là loại thịt khô xé sợi như bình thường, thịt lợn gác bếp loại đặc biệt là loại thịt nguyên miếng làm từ thịt nạc thăn, thịt mông tươi ngon. Tẩm ướp và sấy khô bằng than củi từ thân cây nhãn và bã mía cộng với hệ thống lọc khói nên miếng thịt sấy xong không ám khói mà vẫn có màu hồng đẹp mắt. Mang hương vị thơm ngon đặc biệt. Đập bông, xé xợi vắt chanh và thưởng thức. Khi ăn chấm với chanh muối hoặc tương ớt sẽ ngon hơn.


    Món thứ ba là Cốm tú lệ
Cốm được làm từ giống lúa quý, có màu xanh đậm, hạt mềm và hậu vị đắng nhẹ mang đặc trưng của vùng Tú Lệ. Người dân tộc Thái ở Yên Bái vẫn làm cốm theo cách truyền thống. Lúa được gặt vào sáng sớm, sau đó đem về ngâm trong nước lạnh để loại bỏ những hạt lép. Lúa làm cốm phải đang trong thời kỳ uốn câu, đầu hạt vẫn còn chút sữa, vỏ hơi lam vàng và hạt gạo chưa chín hết. Lúa gặt về phải chế biến ngay trong ngày. Sau khi loại bỏ hạt lép, lúa được đem rang trong chảo lớn. Lửa phải được duy trì đều trong khoảng 30 phút đến khi nứt hạt và dậy mùi thơm. Theo quan niệm của người Thái, đây là công đoạn quan trọng quyết định độ ngon của cốm, bởi nếu quá lửa sẽ bị cứng, nếu non lửa sẽ bị mất đi độ dẻo. Lúa rang chờ nguội được giã trong cối đá. Tất cả các công đoạn làm cốm Tú Lệ đều được thực hiện thủ công.

 

Trung bình một ngày, gia đình 3 người ở bản Nà Lóng sẽ làm được khoảng 20 kg cốm. Công đoạn giã cốm được thực hiện đồng thời bởi hai người. Một người nhịp chày, một người dùng đũa cả lớn đảo liên tiếp. Người giã phải nhịp đều chân, không được dùng lực quá mạnh hoặc quá nhẹ, người đảo phải phối hợp nhịp nhàng để cốm được giã đều. Khi trấu đã nứt vỏ khỏi lúa, cốm sẽ được múc ra khỏi cối để sảy vỏ. Công đoạn này được lặp đi lặp lại cho đến khi hạt cốm dẹt đều, tròn và không còn vỏ trấu. Cốm Tú Lệ có màu xanh ngắt đặc trưng của giống lúa. Cốm ngon nhất khi ăn lúc mới làm xong. Hạt mềm, dẻo, thơm và hậu vị có một chút đắng sau đó chuyển sang vị thanh và hơi ngọt. Cốm thường được ăn với hồng đỏ, chuối hoặc nấu cháo vịt, xôi, chè và làm các món mặn như chả cốm, nem rán...Người Thái ở Tú Lệ thường làm cốm để cúng ông bà tổ tiên và ăn chơi. 

 

Món thứ tư là Cơm lam
Với tộc người Thái, để làm món cơm lam thì việc đầu tiên phải chọn ống nứa tươi, có vỏ ngoài xanh đậm, chặt dài khoảng 30 phân là được. Kế đến là khâu chọn gạo nếp. Gạo để làm cơm lam là loại nếp cái hoa vàng, hạt tròn, mẩy, màu trắng sữa và có mùi thơm.

 



Đầu tiên, vo gạo cho sạch rồi ngâm nước khoảng 6-8 giờ, vớt ra rổ để ráo. Tiếp theo người Thái trộn gạo với gừng giã và muối, rồi đổ gạo vào ống nứa, thêm nước ngập gạo. Để cho món cơm lam ngon, người Thái không đổ nhiều gạo mà cách miệng ống khoảng một đoạn để khi gạo chín sẽ nở đầy kín miệng ống.
Sau đó dùng lá chuối đậy kín miệng ống rồi nướng trên lửa. Khi nướng liên tục xoay ống nứa để cơm được chín đều. Đến khi thấy hơi nước bốc ra từ miệng nắp có mùi thơm là cơm lam đã chín. Sau đó chẻ lớp vỏ bên ngoài để lại lớp lạt mỏng. Khi ăn bóc vỏ và ăn cùng với muối vừng sẽ rất ngon.
 

Món cuối cùng là Lợn cắp nách
Lợn cắp nách là loại lợn đặc sản của vùng cao Tây Bắc. Giống lợn này được bà con dân tộc thả rông trong rừng, tự đi kiếm ăn nên mỗi con chỉ nặng chừng 10-15 kg. Do ăn các loại lá cây, rau cỏ trong rừng nên thịt của chúng rất chắc và thơm ngon.
Với cân nặng chỉ khoảng từ 10-15 kg nên người dân bản địa thường mang ra chợ bán bằng cách buộc chân lợn vào que tre, vắt ngang qua miệng gùi đôi khi đầu đuôi con lợn còn ngắn hơn cả bờ vai người đeo chính vì vậy giống lợn Mường Sapa mới có tên gọi là lợn cắp nách. Những món ăn từ loại thịt lợn này luôn thơm ngon, hấp dẫn và cuốn hút thực khách. Thịt lợn ngọt, thơm, da ròn sừn sựt, nó có thể được chế biến thành nhiều món từ đơn giản đến phức tạp kèm theo với những gia vị đặc trưng của người bản xứ.

 

Lợn cắp nách sau khi được chế biến với các món hấp, nướng, rượu mận sẽ được bày ra lá chuối, hoặc mẹt, miếng thịt quay có lớp da giòn, lớp mỡ ít và thịt nạc chắc nhưng không bị dai. Có vùng hay làm món thịt lợn nướng ống tre, khi đó thịt thái nhỏ, ướp gia vị rồi đem nhồi trong ống tre cho lên bếp than nướng rất thơm ngon.
Để món thịt lợn cắp nách ngon khi ăn không thể thiếu lá nhội của vùng cao, lá nhội thường được thái nhỏ, giã nát, trộn cùng với muối, ớt nướng thành một thứ đồ chấm thơm ngon đặc trưng của vùng cao Tây Bắc. 

---------------------------------------------
Tham khảo tour: https://viettourist.com/tours/tour-du-lich-tet-nguyen-dan-ha-giang-ma-pi-leng-deo-me-pia-cao-bang-bac-kan-pid-2660.html

Tour Tết Nguyên Đán: https://viettourist.com/tours/tet-nguyen-dan-cid-259.html


Văn phòng
HỒ CHÍ MINH: 91 Lê Quốc Hưng, Quận 4
ĐÀ NẴNG: Số 11 Phan Đình Phùng, Hải Châu
HÀ NỘI: Số 28K Phạm Hồng Thái, Ba Đình
Viettourist.com
Tổng đài: 19001868 - 0909886688
Khiếu nại: 0908886688
#Viettourist #Dulichviettourist #DulichTayBac #AmThucVungCao #AmThucTayBac #Top5Mon #DacSanTayBac #ThangCo #ComLam #ComTuLe #LonCapNach #LonGacBep #AnGiOTayBac

 

Giới thiệu về Viettourist

GIỚI THIỆU VỀ VIETTOURIST

Viettourist - Thương hiệu du lịch cao cấp - Giá rẻ tại Việt Nam. Tiếp nối thành công, từ tháng 06/2012 trung tâm du lịch Viettourist được chuyển đổi thành Cty CP DV TM Du Lịch Viettourist...

Hỗ trợ trực tuyến 24/7

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN 24/7

1900 1868

viettourist@icloud.com

Tại sao chọn Viettourist?

TẠI SAO CHỌN VIETTOURIST?

Giá luôn tốt 
Điểm đến đa dạng
Thanh toán linh hoạt
Chất lượng dịch vụ vượt trội

call facebook zalo