93 Lê Quốc Hưng, P.12, Q.4, TP.HCM
19001868 - 0909886688

ĐỀN HÙNG – QUÊ CHA ĐẤT TỔ CỦA NGƯỜI VIỆT

  • 13/04/2021

Hằng năm , vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch), hàng triệu người dân khắp nơi hành hương về Đền Hùng để tri ân công đức tổ tiên. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ cội nguồn mà còn thể hiện nét đẹp truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam. Di sản về vua Hùng không chỉ nằm trong những câu chuyện huyền thoại, mà còn hiện diện trong từng phong tục, tập quán và tinh thần tự hào dân tộc của người Việt hôm nay. Cùng Viettourist tìm hiểu thêm về Vua Hùng và Đền Hùng nhé!

Đền Hùng Ở Đâu?

Nằm tại xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Quần thể Di tích Đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét.  Đây là nơi được xây dựng từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng đến thời Hậu Lê (Thế kỷ XV) nhằm để ghi nhớ công của các Vua Hùng ngày xưa đã có công dựng nước. Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ đây là một trong những địa điểm du lịch trong nước nổi tiếng

Cổng Đền Vua Hùng

Được xây dựng vào năm 1917 dưới triều vua Khải Định, Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù.

Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao sơn cảnh hành” (lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau cổng đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.cổng đền vua hùng

Đền Hạ

Được xây dựng vào thế kỷ XVII - XVIII. Kiến trúc kiểu chữ nhị (=) gồm Tiền bái và Hậu cung. Tương truyền rằng nơi đây, mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành trăm người con trai, nguồn gốc của cộng đồng người Việt, nghĩa “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây... Người con trưởng sau này trở thành Vua Hùng đời thứ nhất. Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia, Trong nhà bia trước đây đặt tấm bia ghi lại việc tu sửa đường lên núi. ​

Được xây dựng vào thế kỷ XVII - XVIII. Kiến trúc kiểu chữ nhị (=) gồm Tiền bái và Hậu cung. Tương truyền rằng nơi đây, mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành trăm người con trai, nguồn gốc của cộng đồng người Việt, nghĩa “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây... Người con trưởng sau này trở thành Vua Hùng đời thứ nhất. Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia, Trong nhà bia trước đây đặt tấm bia ghi lại việc tu sửa đường lên núi. ​

đền hạ

Đền Trung​

Có tên Hùng Vương Tổ miếu. Đền được xây dựng vào thời Lý - Trần. Đến thế kỷ XV bị giặc Minh tàn phá, sau này được xây dựng lại, kiến trúc hiện nay kiểu chữ nhất (-) 3 gian, kiến trúc đơn sơ không có cột, kèo cầu quá giang cột trốn gối vào tường, mái lợp ngói mũi. Đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh dày.​

Đền Thượng​

Có tên chữ là Kính Thiên Lĩnh Điện (Điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh). Truyền thuyết kể lai rằng các vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ Thần lúa cầu mong cho mùa màng tốt tươi, nhân khang vật thịnh. Trên đỉnh núi Hùng xưa có mảnh vỏ chấu khổng lồ, có chiếc thuyền nan ba cắng gắn với truyền thuyết về hạt lúa thần, phản ánh mơ ước về cuộc sống ấm no.

Truyền thuyết kể rằng vua Hùng thứ 6 sau chiến thắng giặc Ân đã lập miếu thờ Thánh Gióng để ghi nhớ công ơn người anh hùng đã đánh giặc cứu nước. Người đời sau, biết ơn các vua Hùng nhân dân ta đã lập đền thờ Hùng Vương. Đền thượng đến thế kỷ XV được xây dựng quy mô, vào thời Nguyễn triều đình cử quan về giám sát việc đại trùng tu.​

Lăng Hùng Vương

Là nơi an nghỉ cuối cùng của Vua Hùng thứ 6. Trước khi băng hà thì vua có dặn hãy chôn người trên núi Cả để đứng trên núi cao để còn trông nom bờ cõi cho con cháu. Lăng nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Lăng ban đầu là làm từ đất, vào năm 1870 thì vua Tự Đức cho xây dựng lăng, đến thời vua Khải Định trùng tu lại vào năm 1922.

Đền Giếng

Tương truyền là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Hai bà có công dạy dân trồng lúa nước và trị thuỷ nên được nhân dân lập đền thờ phụng muôn đời. Đền được xây dựng vào thế kỷ XVIII.

Tại Đền Giếng có bia đá, nội dung ghi lời dặn nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Những lưu ý khi tham quan du lịch Đền Hùng:

- Trang phục lịch sự
- Mang giày thể thao hoặc đế mềm vì đi bộ lâu và đường đi có nhiều bậc thang.
- Vào những ngày lễ sẽ rất đông, cần chú ý tư trang
Tham khảo tour 30/4-1/5: https://viettourist.com/tours/le-30-4-cid-273.html
-------------------------------
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
HỒ CHÍ MINH : 91 Lê Quốc Hưng, Quận 4
ĐÀ NẴNG : Số 11 Phan Đình Phùng, Hải Châu
HÀ NỘI : 18 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội.
Viettourist.com
Tổng đài : 19001868 - 0909886688
Khiếu nại : 0908886688
#viettourist #dulichviettourist #PhuTho #DenHung #GioToHungVuong #QueChaDatTo 

Giới thiệu về Viettourist

GIỚI THIỆU VỀ VIETTOURIST

Viettourist - Thương hiệu du lịch cao cấp - Giá rẻ tại Việt Nam. Tiếp nối thành công, từ tháng 06/2012 trung tâm du lịch Viettourist được chuyển đổi thành Cty CP DV TM Du Lịch Viettourist...

Hỗ trợ trực tuyến 24/7

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN 24/7

1900 1868

viettourist@icloud.com

Tại sao chọn Viettourist?

TẠI SAO CHỌN VIETTOURIST?

Giá luôn tốt 
Điểm đến đa dạng
Thanh toán linh hoạt
Chất lượng dịch vụ vượt trội

call facebook zalo