Du lịch Trung Quốc: Khám phá Tử Cấm Thành Bắc Kinh
Tử Cấm Thành, một trong những thắng cảnh đặc biệt không thể thiếu khi đến du lịch Trung Quốc. Đồ sộ về kiến trúc và quy mô với bề dày lịch sử cùng nhiều câu chuyện bí sử khiến cho Tử Cấm Thành luôn cuốn hút khách du lịch đến khám phá mỗi khi đến với Bắc Kinh. Tử Cấm Thành là trung tâm chính trị trong giai đoạn cuối của phong kiến Trung Quốc, được xây dựng giữa năm 1406, chứng kiến sự thăng trầm qua 14 đời vua nhà Minh và 10 vị vua nhà Thanh.
Vị trí
Tử Cấm Thành, nằm ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh, là mô hình tối cao trong việc phát triển các cung điện Trung Quốc cổ đại, đem đến cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về sự phát triển xã hội của các triều đại phong kiến Trung Quốc, đặc biệt là văn hoá nghi thức. Cách bố trí không gian thừa hưởng những đặc trưng truyền thống của người Hoa và phong cách xây dựng cung điện ở Trung Quốc cổ đại, có trục trung tâm, thiết kế đối xứng và cách bố trí của toà án phía ngoài ở phía trước và bên trong tòa ở phía sau và bao gồm các sân vườn bổ sung có nguồn gốc Từ cách bố trí.
Là chuẩn mực trật tự kiến trúc cổ, kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật kiến trúc, Tử Cấm Thành hội tụ nhiều nét văn hoá dân tộc, hội nhập trao đổi kiến trúc giữa Mãn Châu, Hán, Mông Cổ và Tây Tạng kể từ thế kỷ 14.
Tử Cấm Thành ngày nay là viện bảo tàng khổng lồ với hàng ngàn bộ sưu tập hoàng gia quý giá và một số lượng lớn các tài liệu lưu trữ về kỹ thuật cổ đại, bao gồm các bản ghi, bản vẽ và mô hình văn hóa Trung Hoa.
Thời điểm tốt nhất để tham quan Tử Cấm Thành
Từ cuối tháng ba đến đầu tháng sáu và từ cuối tháng tám đến cuối tháng mười một hàng năm là khoảng thời gian thích hợp để tham quan Tử Cấm Thành. Trong khoảng thời gian này, hãy chọn một ngày nào đó không phải vào cuối tuần hay những ngày lễ để tránh đông đúc.
Về cấu trúc Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành có hình chữ nhật, chiều bắc - nam dài 961 m và đông - tây dài 753 m. Nó gồm 980 căn nhà với 8,886 phòng, được bao bọc bởi tường cao 7.9 m và dày 6 m, với hào sâu 52 m. Bốn góc là 4 tòa tháp với kiểu mái phức tạp, tượng trưng cho Đằng Vương các và Hoàng Hạc lâu. Mỗi mặt tường có một cổng: Ngọ môn ; Thần Vũ môn ; Đông Hoa môn và Tây Hoa môn.
Tử Cấm thành được chia làm hai phần: Ngoại đình (còn gọi là Tiền triều) phía Nam dành cho các lễ nghi, và Nội đình (tức Hậu cung) phía Bắc là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất, cũng là nơi Hoàng đế và các quan lại họp bàn việc triều chính hàng ngày.
Tiền Triều
Đi vào từ Ngọ môn, sẽ thấy một con sông (Kim Thủy) được bắc qua bởi năm cây cầu, dẫn đến Thái Hòa môn, đằng sau là một quảng trường lớn. Phía cuối quảng trường là bậc thang làm bằng đá cẩm thạch trắng, dẫn vào Tam Đại điện là Thái Hòa điện, Trung Hòa điện và Bảo Hòa điện. Thái Hòa điện ban đầu có tên là Phụng Thiên điện là điện lớn nhất, cao 30 m so với quảng trường xung quanh, là nơi diễn ra các nghi thức và lễ tế quan trọng. Trung Hòa Điện ban đầu có tên là Hoa Cái điện nhỏ hơn, là nơi Hoàng đế chuẩn bị và nghỉ ngơi trong các buổi lễ. Phía sau là Bảo Hòa điện ban đầu có tên là Cẩn Thân điện, để tập dượt chuẩn bị cho các nghi lễ, và cũng là nơi tổ chức vòng thi cuối cùng của kỳ thi khoa cử. Cả ba điện đều có ngai vàng, và cái lớn nhất được đặt ở Thái Hòa điện.
Phía Tây Nam và Đông Nam của Tiền triều là Võ Anh điện và Văn Hoa điện. Võ Anh điện là nơi Hoàng đế gặp các quan đại thần và thiết triều, còn Văn Hoa điện là nơi lưu trữ thư pháp của Hoàng đế. Phía Đông Bắc là Nam tam sở, là nơi ở của Hoàng thái tử.
Hậu Cung
Hậu cung được phân cách với Tiền triều bởi một sân thuôn dài, là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất. Ở triều Thanh, Hoàng đế ở và làm việc chủ yếu ở Hậu cung, còn Tiền triều chỉ được sử dụng cho các lễ nghi quan trọng. Ở trung tâm của Hậu cung là ba cung lớn (Hậu tam cung): Càn Thanh cung, Giao Thái điện và Khôn Ninh cung. Hoàng đế, biểu thị cho Dương và Trời, ở Càn Thanh cung. Hoàng hậu, biểu thị cho Âm và Đất, ở Khôn Ninh cung. Giao Thái điện ở giữa hai cung, tượng trưng cho sự giao hòa Âm - Dương. Đây là nơi giữ 25 loại ấn quan trọng của nhà Thanh cũng như các vật dụng dùng cho các nghi lễ. Từ thời Ung Chính, vua chuyển đến sống tại Dưỡng Tâm điện phía tây để tỏ lòng kính trọng với Khang Hi. Càn Thanh cung trở thành nơi thiết triều của Hoàng đế. Vì vậy, Hoàng hậu cũng rời khỏi cung Khôn Ninh.
Đằng sau ba điện là một khu vườn khá nhỏ, tên là Ngự Hoa viên. Phía bắc của khu vườn là Thần Võ môn. Xung quanh điện Dưỡng Tâm là nơi làm việc của Bộ Quân Cơ (Quân Cơ Xứ) và các quan lại chủ chốt. Mỗi bên Đông và Tây của cung Càn Thanh là sáu cung khác, gọi là Đông lục cung và Tây lục cung. Từ đời Ung Chính, Hoàng hậu sẽ chọn một trong mười hai cung này để ở. Đây còn là nơi ở của các phi tần và con cái của Hoàng đế.
Tây lục cung nằm ở phía Bắc Điện Dưỡng Tâm gồm
+ Cung Vĩnh Thọ, cung Dực Khôn, cung Trữ Tú, cung Thái Cực Điện / Khải Tường cung, cung Trường Xuân, cung Hàm Phúc.
Đông Lục Cung gồm:
+ Cung Cảnh Nhân, Cung Thừa Càn, Cung Chung Túy , Cung Diên Hi, Vĩnh Hòa cung và Cảnh Dương cung
+ Ngoài Diên Hi môn, các công trình trên vào thời Đạo Quang đều bị hỏa hoạn thiêu rụi.
+ Diên Hi cung nằm gần Thương Chấn Môn - cửa ra vào Tử Cấm Thành dành cho cung nữ, thái giám và hạ nhân nên khá ồn ào và phức tạp. Nơi này từng nhiều lần xảy ra hỏa hoạn: năm Đạo Quang thứ 12 (1832), cháy lớn ở phòng bếp phía nam đông điện, năm Đạo Quang thứ 25 (1845), Diên Hi cung xảy ra 1 trận đại hỏa hoạn, thiêu hủy toàn bộ chính điện, hậu điện cùng với đông tây phối điện, tổng cộng 25 gian, cháy gần đến cửa cung. Sau khi trùng tu, đến năm Hàm Phong thứ 5 lại xảy ra hỏa hoạn. Năm Đồng Trị thứ 11 (1872), từng có đề nghị phục kiến Diên Hi cung nhưng chưa thực hiện được.Linh Chiểu hiên (Thủy Tinh cung)
+ Ngoài Đông Tây lục cung, Hậu cung còn gồm một số cung, điện khác như:
Từ Ninh cung: Phía Tây Nam Dưỡng Tâm điện, là nơi ở của Hoàng hậu và phi tần của các đời vua trước
Thọ Khang cung: Phía Tây Từ Ninh cung, xây dựng từ đời Ung Chính, là nơi ở của Hoàng hậu và phi tần của các đời vua trước.
Ninh Thọ cung: Phía Đông Nam của Hậu cung, xây dựng bởi Càn Long để ở sau khi thoái vị, là một mô hình thu nhỏ của Tử Cấm thành với Tiền triều, Hậu cung và các đền điện. Cửa vào được trang trí bằng hình chín con rồng (Cửu Long Bích)
Phụng Tiên điện : Phía Đông Nam của Đông lục cung, là nơi thờ cúng tổ tiên
Khâm An điện : Nằm ở giữa Ngự Hoa viên, là nơi thờ cúng thần linh
Tử Cấm Thành ngày nay là điểm tham quan văn hóa, biểu tượng của du lịch Trung Quốc. Trong hành trình khám phá văn hóa Trung Hoa ngàn năm, hãy ghé thăm điểm Tử Cấm Thành nhé
- Trọn bộ hơn 50 tour du lịch Trung Hoa: https://viettourist.com/tours/du-lich-trung-quoc-cid-241.html
- - - - - - - - -
☎️ TỔNG ĐÀI: 1900.1868 - 0901 779 669
☎️ HOTLINE: +84909886688 - Khiếu nại: +84908.886688
#dulịchtrungquốc #tourtrungquốc #dulichtrunghoa #tourtrunghoa #truonggiagioi #phuonghoangcotran #tibet #thànhđô #tứxuyên #cửutrạicâu #bắckinh #thượnghải #hàngchâu #tôchâu #trùngkhánh #vũhán #tâyan #vânnam #lệgiang #shangrila …