VIẾNG CHÙA LINH THIÊNG NƠI NÚI RỪNG TÂY NGUYÊN
Đi lễ chùa đầu năm mới là truyền thống lâu đời và là nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người Việt vào mỗi dịp Tết đến Xuân về. Và mỗi dịp sang xuân thì cũng là khoảng thời gian để người ta tìm đến những chốn thanh tịnh để tìm lại chút bình yên sau một năm vất vả, để tâm hòa vào cảnh sắc đất trời sang xuân.
Sau những ngày Tết cổ truyền là dịp để chúng ta có chuyến du xuân, đi lễ cầu mong cho một năm may mắn, nhiều tài lộc. Cùng tham khảo TOP 5 ĐIỂM đến lý tưởng cho dịp xuân lễ hội đầu năm ở vùng đất linh thiêng TÂY NGUYÊN dưới đây để chọn cho mình những điểm đến phù hợp nhất nhé !
Chùa Minh Thành – vẻ đẹp hùng vĩ chốn thanh yên
Ai bảo Gia Lai chỉ có những cánh rừng hùng vĩ thôi ? Những đồi cà phê, chè ngút ngàn, những biển hồ nên thơ, những trang sử hào hùng của dân tộc, đồng thời mảnh đất Tây Nguyên này còn có ngôi chùa độc đáo mang tên Minh Thành.
Chùa Minh Thành Gia Lai với kiến trúc phảng phất hơi thở của xứ Phù Tang mang những mái chóp uốn cong điển hình là một địa điểm du lịch không nên bỏ qua nếu bạn đến Tây Nguyên dịp Tết này.
Tọa lạc ở số 348 đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, chùa Minh Thành - ngôi chùa chịu ảnh hưởng từ phong cách kiến trúc Trung Quốc và Nhật Bản. Chùa được xây dựng từ năm 1964 bởi Hòa Thượng Thích Giác Đạo và trở thành nơi thờ cúng, dâng hương của phật tử trong vùng.
Sân chùa khá rộng và được trang trí bằng những tiểu cảnh, tượng đá, vật liệu gỗ được chạm khắc một cách rất tinh xảo. Ngoài ra, chùa còn có không gian xanh được các nhà sư thiết kế khá hợp lý bằng cây cối và tiểu cảnh làm cho bầu không khí trở nên rất trong lành, thanh tịnh.
Chùa sắc tứ Khải Đoan – vẻ đẹp huyền bí và linh thiêng
Giữa vùng đất cao nguyên miền Trung, chùa sắc tứ Khải Đoan nổi bật với lối kiến trúc độc đáo, ghi dấu ấn lịch sử lâu đời, là một trong những điểm du lịch tín ngưỡng nổi bật nhất của thành phố Buôn Mê Thuột. Ngôi chùa sắc tứ Khải Đoan tọa lạc tại địa điểm số 117 đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Ngôi chùa này thường được người dân gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như chùa Lớn, chùa Tỉnh Hội,..
Chùa Khải Đoan mang đậm lối kiến trúc cung đình Huế, kết hợp với kiểu dáng thiết kế nhà sàn của Tây Nguyên và nhà dài của người Ê Đê. Các gian chùa uy nghi, đồ sộ được xây nối tiếp nhau. Chùa được xây dựng không quá cao, các gian chùa rộng lớn tạo nên thế vững trãi giữa đất trời.
Chất liệu chủ yếu để xây dựng chùa là gỗ. Tông màu nâu trầm của gỗ khiến cho ngôi làng chùa càng thêm phần trầm mặc, cổ kính hơn. Từng đường nét điêu khắc trên cột chùa, các bức tường vô cùng tinh xảo và kỳ công. Trên mảnh đất cao nguyên miền Trung, ngôi chùa uy nghi và vững trãi khiến bất cứ ai cũng phải trầm trồ khi có dịp ghé thăm.
Tu viện Bát Nhã – vẻ đẹp ẩn giấu giữa chốn rừng xanh
Nếu đã quá nhàm chán với những điểm check – in nổi tiếng như chùa Linh Quy Pháp Ấn, chùa Di Đà, nhà thờ Thánh Mẫu, thì tại sao bạn không khám phá Tu viện Bát Nhã nhỉ ?
Tu viện Bát Nhã thuộc thôn 10, xã Damb’ri, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Cái tên Bát Nhã là tên phiên âm từ chữ Prajna trong tiếng Ấn Độ cổ với ý nghĩa là trí tuệ. Tu viện này được xây trên một ngọn đồi rộng khoảng 25ha, xung quanh là những cánh đồng chè mênh mông và có ba thác nước bên dưới. Tất cả tạo nên một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng như lạc vào chốn tiên cảnh.
Tu viện có hai cổng vào, lối vào chính đi qua cổng tam quan và một cổng phụ. Cổng tam quan được xây dựng vô cùng bề thế bằng đá với cửa lớn ở chính giữa và hai cổng phụ hai bên. Mái ngói 2 tầng cong vút cổ kính kết hợp với bậc đá rêu phong mang đậm phong cách Á Đông truyền thống. Theo lối cổng phụ, du khách sẽ phải băng qua một rừng thông dịu mát và chiêm ngưỡng tảng đá khắc tên Bát Nhã bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh lẫn tiếng Sanskrit.
Các buổi thiền hành tại đây thường diễn ra vào sáng sớm. Du khách có thể xin tá túc lại chùa một đêm và tham dự buổi thiền để hóa giải mọi muộn phiền, giúp cho tâm an yên hơn. Bên cạnh đó, chầm chậm tham quan một vòng tu viện, hít thở không khí trong lành buổi sớm cũng sẽ đem lại cho bạn những phút giây yên bình tránh xa thành phố khói bụi ồn ào náo nhiệt.
Thiền Viện Vạn Hạnh – Cầu may, cầu tài lộc, cầu duyên
Thiền Viện Vạn Hạnh Đà Lạt là một trong những ngôi thiền viện lớn và nổi tiếng nhất ở thành phố ngàn hoa Đà Lạt. Cùng với Thiền Viện Trúc Lâm chắc không còn gì xa lạ với các du khách. Đến nơi đây du khách sẽ cảm nhận được sự tĩnh lặng của nhà Phật cũng như sự an lòng tới lạ kỳ.
Thiền Viện Vạn Hạnh – một trong những ngôi thiền viện lớn nhất ở thành phố ngàn hoa này. Tọa lạc tại một vị trí đắc địa, trên một đỉnh núi cao xung quanh được bao phủ bởi những cánh rừng thông giá xanh biếc. Đây là nơi cực kỳ thích hợp để viếng bái cầu nguyện, du khách sẽ được thả lỏng tâm hồn mình, tránh đi những xô bồ bon chen bên ngoài cuộc sống hay là nơi để du khách gửi hết tâm tình giấu kín của mình đối với Đức Phật từ bi.
Thiền Viện Vạn Hạnh sở hữu lối kiến trúc cổ kính nhưng pha trộn một chút kiến trúc hiện đại. Khiến cho không gian nơi đây hài hòa một cách lạ thường. Xét chung quy ra thì Thiền Viện Vạn Hạnh vẫn in đậm nét kiến trúc đặc thù của Phật giáo. Nhưng điểm khác biệt đó chính là sự linh thiêng sự tâm huyết của bao nhiêu ngươi đã dồn hết công sức đẻ xây dựng lên ngôi chùa này.
Chùa Linh Phước – cầu công danh
Cách trung tâm thành phố khoảng 6km, chùa Linh Phước tọa lạc tại phường 11, Đà Lạt, Lâm Đồng. Chùa Linh Phước được khởi công xây dưng vào năm 1949 do Phật tử địa phương góp công. Nằm trên hướng đi Trại Mát, trên đường tới đây, bạn sẽ ngang qua con đèo nhỏ. Đứng trên đèo, du khách có thể ngắm toàn cảnh thành phố Đà Lạt mộng mơ với hàng nghìn nhà lồng rực sáng khi đêm xuống.
Nơi đây còn tên gọi khác là chùa Ve Chai bởi lối kiến trúc đặc biệt với các bức tường được khảm bằng những mảnh chén, bát vỡ đầy màu sắc, họa tiết khác nhau. Nét độc đáo ấy đã thu hút sự chú ý của đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước khi có dịp đến Đà Lạt.
Công trình trung tâm của chùa là tòa chánh điện dài 33m, rộng 12m với kiến trúc cầu kỳ. Nội bật nhất là hai hàng cột rồng dọc hai bên chính điện, những bức phù điêu giới thiệu lịch sử Phật Thích Ca và những điển tích trong các kinh Pháp hoa, kinh A di đà. Tất cả đều được khảm công phu bằng những mảnh sành, mảnh chai.
Du lịch lễ chùa đầu năm đã trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu của dân tộc Việt Nam ta mỗi dịp Tết đến Xuân về. Những địa điểm lễ chùa đầu năm mà Viettourist giới thiệu sẽ giúp bạn có nhiều sự lựa chọn hơn hãy cùng nhau lên kế hoạch để có một chuyến đi đầy ý nghĩa dịp đầu năm mới để đón chào một năm nhiều sức khỏe và may mắn.
Tham khảo chi tiết tour tại: https://viettourist.com/tours/tour-du-lich-tay-nguyen-viet-nam-cid-627.html
Tết nguyên đán: https://viettourist.com/tours/tet-nguyen-dan-cid-259.html
ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY
HỒ CHÍ MINH: 91- 93 Lê Quốc Hưng, Quận 4
ĐÀ NẴNG : Số 11 Phan Đình Phùng, Hải Châu
HÀ NỘI: 18 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội.
Viettourist.com
Tổng đài 19001868 - 0909886688
Khiếu nại : 0908886688
#Viettourist #Dulichviettourist #dulichtet2020 #Tourtet2021 #dulichtrongnuoc2021 #Dulichmientrung #TayNguyen #Chua #GiaLai #MinhThanh #KhaiDoan #BuonMeThuot #TuVienBatNha #LamDong #ThienVienVanHanh #DaLat #LinhPhuoc #VeChai