7 PHONG TỤC TẾT NGUYÊN ĐÁN VIỆT NAM
Ngày Tết cổ truyền luôn là dịp để người người nhà nhà sum vầy quây quần ăn Tết với nhau. Tết Việt Nam gắn liền với các phong tục ngày Tết hết sức thiêng liêng và cao quý. Đây là những phong tục truyền thống quan trọng và không thể thiếu để có thể ăn một cái Tết ấm cúng và vui vẻ, cầu mong cho một năm mới rũ bỏ mọi buồn phiền, xui xẻo năm cũ, để cầu tài - lộc - may năm mới.
Tham khảo tour du lịch Tết
1. Gói Bánh Chưng
Việc thờ cúng bánh chưng vào dịp Tết Nguyên đán phản ánh được nhiều bình diện cuộc sống. Chiếc bánh chưng không chỉ nhắc nhở mỗi người về một món ăn mang đậm biểu trưng văn hóa của dân tộc, mà còn khiến cho mỗi người dân đất Việt tự hào hơn, trân quý hơn một sản vật linh thiêng của ngày Tết sum họp, như hồn của Tết Việt trường tồn mãi với thời gian.
2. Chơi hoa dịp Tết
Nhiều người cho rằng mua hoa kiểng phải chọn cả thế và dáng đứng của cây, thế cây vững chãi, cành lá sum suê, có cả lá, lộc, chồi, nếu có quả thì phải đủ quả chín, quả xanh… như vậy mới hội tụ đủ nét tứ quý cho một năm. Điều đó cũng biểu hiện sự an khang, thịnh vượng cho gia chủ. Có những người đi chợ hoa không mua hoa nhưng để thưởng thức, để ngắm nhìn không khí Tết. Đặc biệt, vào những buổi tối, tiết trời hơi se lạnh một chút, người đi chợ hoa ngắm nghía, lựa chọn như là cái cớ để được đi chợ hoa.
Năm nào cũng vậy, từ ngày 23 Tết, nhiều người đều ngóng đợi, đi thăm thú chợ hoa và không quên mang về cho mình những chậu hoa đẹp.
3. Mâm ngũ quả ngày Tết
Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, trong mỗi gia đình người Việt dường như không thể thiếu được mâm ngũ quả trên bàn thờ ông bà, Tổ tiên.
Mâm ngũ quả là một mâm có năm loại trái cây khác nhau, thường được các gia đình Việt chuẩn bị để lên bàn thờ trong những ngày Tết nguyên đán. Thông qua tên gọi của năm loại trái cây, mỗi gia đình đều gửi gắm vào đó những mong muốn khác nhau cho năm mới. Tùy vào vùng miền và thời kỳ mà hiện nay, mâm ngũ quả mang ý nghĩa trang trí nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh.
4. Thăm mộ tổ tiên
Từ ngày 23 đến 30 tháng Chạp, nhiều gia đình Việt thường tề tựu đông đủ cùng nhau đi thăm, quét dọn mồ mả tổ tiên và đem theo hương đèn hoa quả để cúng, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu. Truyền thống tâm linh người Việt tin rằng, khi năm mới đến tất cả mọi thứ đều phải được chuẩn bị, sửa sang cho mới mẻ, kể cả nơi an nghỉ của ông bà, người thân. Tục thăm mộ tổ tiên như một nét văn hóa nhắc nhớ con cháu phải nghĩ đến ông bà gia tiên mỗi độ xuân về.
Đó cũng là thể hiện của tình cảm hướng về với nguồn cội. Người ta ví: “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu” là vậy. Ca dao xưa cũng có câu: “Con người có tổ có tông - Như cây có cội, như sông có nguồn”, thăm viếng phần mộ tổ tiên cũng là nét đặc trưng của văn hóa cổ truyền, một tục lệ trong “đạo thờ ông bà” của dân tộc ta vốn từ lâu đã trở thành truyền thống. Dù tất bật thế nào đi chăng nữa trong cuộc mưu sinh, dù cả năm bôn ba làm ăn ở nơi xa, nhưng đến ngày này, chốn quay về vẫn là gia đình.
5. Đón giao thừa
Giao thừa bắt đầu từ thời khắc 0 giờ: 0 Phút: 0 giây, là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, bước sang ngày đầu tiên của năm mới đánh dấu kết thúc năm cũ theo âm lịch. Một trong những phong tục truyền thống không thể thiếu trong đêm giao thừa chính là cúng giao thừa. Tuỳ vào mỗi vùng miền và địa phương mà có cách bài trí và lễ cúng khác nhau. Tuy nhiên chung quy lại lễ cúng giao thừa vẫn mang ý nghĩa xua đi những xui xẻo, vận đen đeo bám từ năm cũ, đón năm mới sẽ tốt đẹp hơn.
Lễ cúng giao thừa được thực hiện vào đúng khoảnh khắc bước sang năm mới giờ chính Tý tức 0h ngày mùng 1 Tết. Gia chủ làm lễ khấn, sám hối với trời đất tổ tiên, mời các cụ quá cố về nhà cùng ăn tết đồng thời cầu mong sự may mắn, an lành, năm mới làm ăn phát đạt.
6. Chúc tết và mừng tuổi
Mồng một, lễ Tết nhà bên nội - Sáng mùng một, sau khi lễ gia tiên thì Trưởng Tộc, Ông Bà, Cha Mẹ được mời ngồi vào ghế để cho con cháu lần lượt mừng tuổi, chúc Tết. Nếu đã ra riêng, vợ chồng con cái, anh em về bên nội vào ngày mùng một Tết. Ngày xưa, Ông Bà, Cha Mẹ, những người lớn được con cháu tế sống với hai lạy, hai vái. Đáp lại, con cháu được mừng tuổi với những bao lì xì, in bao lì xì tết, in bao lì xì đỏ tươi làm rạng ngời ánh mắt của chúng.
Mồng hai, lễ Tết bên nhà ngoại - Cha mẹ và con cháu phải sang bên nhà ngoại để mừng tuổi chúc Tết Ông Bà. Cũng tuần tự những nghi thức như bên nội vậy. Sau đó thì nán lại để ăn cỗ đầu xuân nhằm thắt chặt tình cảm giữa hai gia đình nội ngoại.
Mồng ba, lễ Tết Thầy, Cô - Sau khi biểu lộ lòng biết ơn đối với bậc sinh thành, dưỡng dục, ngày mùng ba là ngày đến thăm viếng, mừng tuổi, chúc thọ Thầy Cô để tỏ lòng ghi nhớ công ơn dạy dỗ của họ. Phong tục chúc Tết, mừng tuổi là nét văn hoá thật đẹp của xã hội ta, thể hiện tình cảm sâu sắc, sự quan tâm; đồng thời biểu lộ lòng hiếu thảo, sự biết ơn trong một tôn tri trật tự đầy nghĩa tình nên đã từ lâu được Ông Bà truyền dạy và sẽ được chúng ta gìn giữ truyền lại cho nhiều thế hệ sau.
7. Đi lễ chùa đầu năm
Phong tục đi chùa đầu năm - một hoạt động gắn liền với đạo Phật đã trở thành nét đẹp văn hóa được duy trì ở nhiều gia đình Việt Nam.
Xem thêm:
BÁNH MỨT BA MIỀN NGÀY TẾT CÓ GÌ ?
TOP 10 CÁC QUỐC GIA ĐÓN TẾT NGUYÊN ĐÁN GIỐNG VIỆT NAM
VIETTOURIST – KỲ DIỆU TỪ SỰ KHÁC BIỆT!
Tổng đài: 19001868 - 0909886688
Khiếu nại / CSKH: 0908886688
∎ HỒ CHÍ MINH: 93 Lê Quốc Hưng, P.13, Quận 4.
∎Văn phòng HN: 58-60 Nguyễn Trường Tộ - Ba Đình - Hà Nội
#Viettourist #Dulichviettourist #DulichTet #DulichTet #TourTet #TetNguyenDan #PhongTucTet #TetCoTruyen #TetNguyenDan