Đạo Trung Nghĩa Nhân Vật Lịch Sử ” Gia Cát Lượng”
Yếu tố con người Gia Cát Lượng là chính trị gia, nhà quân sự tài ba được giới trí thức Trung Quốc hết sức sùng bái. Con người Gia Cát lượng hình thành theo khuynh hướng kiểu mẫu, đề cao đạo đức cao thượng, mà theo Nho giáo là trung, hiếu, nhân nghĩa.
Là một trí thức có tầm nhìn xa, Gia Cát Lượng hiểu rõ Hoàng đế Đông Hán thời đó chỉ còn là con rối. Quyền lực thực chất nằm trong tay Tào Tháo.Nếu muốn giữ trọn trung, nghĩa, Cát Lượng không thể phò tá Tào Tháo. Thay vào đó, ông lựa chọn Lưu Bị, người có huyết thống hoàng gia và muốn đánh bại Tào Tháo, khôi phục nhà Hán.
Về lý tưởng trị quốc của Gia Cát Lượng dựa vào Nho giáo, đề cao chữ “Nhân”. Trong khi đó, Tào Tháo lại nuôi mộng bá quyền, chi phối bằng quyền lực chính trị. Sự khác biệt trong tư tưởng cối lõi khiến Gia Cát Lượng và Tào Tháo không thể đi chung một con đường.
Hoàn cảnh lúc bấy giờ, phò tá Lưu Bị sẽ giúp Gia Cát Lượng có cơ hội phát triển. Cuối thời Đông Hán, Tào Tháo nổi lên là một thế lực mạnh mẽ, kiểm soát triều đình. Dưới trướng Tào Tháo có vô số các mưu sĩ, quân sư giỏi như Tuân Úc, Quách Gia, Trình Dục….
Do đó, việc Gia Cát Lượng có lý do khác để lựa chọn Lưu Bị là hoàn toàn có cơ sở, theo Phượng Hoàng. Về cơ bản, Gia Cát Lượng phò tá Lưu Bị vì phẩm chất con người và lý tưởng chính trị tương đồng. Cả hai đều có quy tắc, quan niệm sống nhân nghĩa, cam kết phục hưng triều đình nhà Hán.
Một khi trở thành quân sư cho Lưu Bị, thành công của Gia Cát Lượng phụ thuộc chính vào sự nghiệp Lưu Bị, thất bại cũng là vì Lưu Bị. Gia Cát Lượng sẵn sàng bước vào cuộc đấu tranh vì lý tưởng bên cạnh Lưu Bị, bất chấp khả năng thất bại rất lớn. Nhưng chỉ cần một tia hy vọng, Gia Cát Lượng vẫn sẽ cố gắng hết mình, thậm chí cả việc phải trả giá bằng tính mạng.
-------------
Mời bạn tham khảo chương trình tour du lịch trung quốc của Viettourist TẠI ĐÂY
ALO 19001868 HOẶC 0909886688 - Liên hệ khẩn: 0908886688