93 Lê Quốc Hưng, P.12, Q.4, TP.HCM
19001868 - 0909886688

Tour Tết hành hương Đất Phật - Ấn Độ - Nepal - Tứ Động Tâm | Lumbini - Bodh Gaya - Varanasi - Kushinagar 8N7Đ | Khởi hành 12/02 (tối mùng 3 tết)

Tour Tết Nguyên Đán Ấn Độ Tứ Đại Động Tâm - Về miền đất Phật | NƠI PHẬT SINH RA ( Lumbini - Lâm Tỳ Ni) - NƠI PHẬT GIÁC NGỘ ( Bodh Gaya - Bồ Đề Đạo Tràng) - NƠI PHẬT TRUYỀN ĐẠO ( Varanasi/ Sarnath - Vườn Lộc Uyển ) - NƠI PHẬT NHẬP NIẾT BÀN (Kushinagar - Câu Thi Na) | 8ngày 7đêm Bay thẳng toàn chặng, khởi hành từ TPHCM & Hà Nội, khách sạn 4 - 5 sao. Tour trọn gói đã bao gồm vé máy bay khứ hồi khởi hành trong các dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương - Tour lễ 30/4 - 1/5 - Du lịch hè tháng 6.7.8 + Du lịch mùa Noel , Năm mới, Tết Nguyên Đán... Liên hệ hotline: 19001868 - 0909886688

 

  • Thời gian: 8 ngày 7 đêm
  • Phương tiện: BAY THẲNG TOÀN CHẶNG
  • Nơi khởi hành: Hồ Chí Minh
36,888,000 đ 29,888,000 đ
Đặt tour Tải về
ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐẠO PHẬT GIÁO

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người từng sống trên trái đất và sáng lập ra Phật Giáo. Tên gọi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay Phật Thích Ca, Phật Tổ Như Lai hay nhiều tên gọi khác như Phật Tổ, Phật Như Lai, Tất Đạt Đa Cồ Đàm, Đức Thế Tôn... là chung một người.

Trưởng lão tỳ-kheo Anuruddha (A-nậu-lâu-đà) đã kết luận:
Ngài cũng là một con người như chúng ta, nhưng nhờ phát đại nguyện cứu khổ chúng sanh, rồi dũng mãnh tinh tấn tu Bát Chánh Đạo, thực tập thiền quán mà trở thành bậc Đại Giác, có đầy đủ trí huệ rộng lớn, đại hùng, đại lực, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, có đầy đủ phương tiện thiện xảo chỉ dạy và hướng dẫn chúng sanh hết mê được ngộ, thoát khổ được vui, biết phương pháp tu tập để tự giải thoát khỏi cảnh sanh tử luân hồi, vào cảnh niết-bàn an lạc thanh tịnh. Này các huynh đệ, để đền đáp ơn Thế Tôn, chúng ta hãy nương theo lời giáo huấn của Thế Tôn và noi theo gương sáng của Thế Tôn mà tinh tấn tu tập Bát Chánh Đạo, cố đạt cho kỳ được mục tiêu giải thoát.

============================
LUMBINI Phật Tổ Như Lai sinh ra tại Lumbini, Nepal vào ngày mùng 8 tháng 4 năm 624 TCN, Cha ông là Vua Suddhodana của tiểu quốc Thích-ca (Shakya) nằm ở vùng biên giới Ấn Độ - Nepal ngày nay. Mẹ ông là hoàng hậu Maya ( mất sau khi sinh Ngài được 7 ngày). Tương truyền khi mới sinh ra Thái Tử đã biết đi. Nhận thấy những điều kỳ lạ này, đức vua đã tìm những đạo sư giỏi nhất trong cả nước để cầu phúc và xem tướng cho Ngài. Một hôm A Tư Đà - một vị đạo sư đến từ vùng Hy Mã Lạp Sơn sau khi gặp thái tử đạo sư thưa với Vua rằng: “Thái tử có đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp sau này nhất định sẽ trở thành bậc chánh đẳng, chánh giác.

Năm 13 tuổi thái tử đã tinh thông học vấn, năm 16 tuổi nên duyên cùng công chúa Yasodhara. Cuộc sống bình yên cứ thế trôi qua, cho đến một ngày khi đi dạo bốn cửa thành, Ngài đã nhìn thấy 4 hình ảnh đó là: 1 người già yếu, 1 người bệnh tật, 1 xác chết, và 1 vị tu sĩ. Ngài nhận ra con người ta được sinh ra, lớn lên rồi cũng sẽ già đi và chết, dù là ai thì cũng sẽ không thoát khỏi cảnh “ sinh lão bệnh tử”. Ngài trân quý hình ảnh sự ra đi thanh thản của các vị tu sĩ nên đã quyết tâm bước vào con đường tu hành. Ngài bỏ lại sau cuộc sống vinh hoa , vợ, con ... đi theo con đường tu hành và Lumbini là nơi Đức Phật đã sống đến năm 29 tuổi.
============================
BODH GAYA Trong đêm tối, rạng ngày mồng 8 tháng 2 năm 595 TCN, lịch sử gọi đây là cuộc cuộc ra đi vĩ đại - Xuất gia. Khi xuất gia Ngài bắt đầu cùng tu khổ hạnh với nhiều nhóm tăng sĩ khác nhau, quyết tâm tìm cách diệt khổ theo cách tu của truyền thống Ấn Độ lúc bấy giờ chỉ có con đường khổ hạnh mới đưa đến đạt đạo. Ngài nhận ra đó không phải là cách tu dẫn đến giác ngộ, nên Ngài quyết tâm tự mình tìm đường giải thoát. Có 5 Tỳ-kheo (năm anh em ngài Kiều Trần Như đồng hành cùng Ngài. Sau 5 năm tu khổ hạnh, có lúc gần kề cái chết, nên Ngài bắt đầu ăn uống bình thường, 5 Tỳ-kheo kia thất vọng bỏ đi.

Ngài đi đến Giác Thành, đến bờ sông Nairanjana (Ni-liên-thiền, hiện nay là sông Phalgu) ngồi thiền định trên bãi cát. Một hôm, có hai cô bé thấy Ngài đang ngồi thiền định liền tự tay vắt lấy sữa bò, nấu chín rồi dâng lên, Ngài ăn xong cảm thấy thân thể khoẻ mạnh. Đến ngày thứ 49, Ngài ngồi thiền định dưới gốc cây cổ thụ Ni-câu-đà (cách cây Bồ-đề khoảng 150 m về hướng đông) thì có hai chị em nàng Tu-Xà-Đề (Sujata) thấy Ngài đang tĩnh tọa, hào quang của Ngài sáng tỏa làm cho Sujata tưởng rằng vị Thần cây đang hiện thân, hai nàng đặt bát cháo sữa bằng vàng trước mặt, cung kính đảnh lễ rồi ra về. Sau khi ăn xong bát cháo sữa, Ngài thấy cơ thể khỏe mạnh lạ thường & xuống sông Ni-liên-thiền tắm, tâm trạng ông vô cùng phấn chấn, cảm thấy sắp đạt thành tựu viên mãn.

Ngài quyết định ở lại Bồ-đề Đạo Tràng (Bodh Gaya) và phát nguyện rằng: sẽ nhập định không rời chỗ ngồi cho đến lúc đắc đạo, tìm ra nguyên nhân và cơ chế của Khổ. Ngài tiếp tục ngồi thiền tư thế ngồi kiết già, lưng thẳng đứng hướng về phía gốc cây, mặt hơi cúi xuống nhìn về hướng đông, phía bờ sông Ni-liên-thiền. Đêm hôm đó, Ngài bắt đầu thực hành các pháp thiền định.

Canh một đêm đó, Ngài chứng ngộ Túc Mạng Minh, biết rõ tất cả các tiền kiếp của ông (ở thời đại nào, tên gì, sanh trưởng thế nào, sinh sống ra sao, vui thích và đau khổ thế nào, tạo nghiệp gì, chết thế nào, rồi tái sinh thế nào...)

Đến canh ba, Ngài chứng ngộ Thiên Nhãn Minh, biết rõ tất cả sự biến chuyển của vạn vật qua các giai-đoạn thành, trụ, hoại, không; và biết rõ tất cả chúng sanh (ở thời đại nào, tên gì, sanh trưởng thế nào, sinh sống ra sao, vui thích và đau khổ thế nào, tạo nghiệp gì, chết cách nào, rồi tái sinh thế nào...). Ngài biết rõ tất cả nhân duyên nghiệp báo của chúng sinh, từ đó nhìn thấu được luật Nhân quả và Luân hồi; tìm ra phương cách giúp chúng sinh chấm dứt phiền não và vô minh, đạt đến giác ngộ hoàn toàn, thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Đến canh năm, Ngài chứng ngộ Lậu Tận Minh: Do đã biết rõ tất cả các tiền kiếp của chính bản thân mình và của mỗi chúng sinh, nên Ngài nhận thấy rõ ràng đâu là khổ, đâu là nguyên nhân của khổ, đâu là hạnh phúc chân thật vĩnh cửu và làm thế nào để đạt được nó. Ngài đã tìm ra Tứ Thánh Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo).

Theo lịch sử Phật giáo, đó là ngày mùng 8 tháng chạp âm lịch năm 589 TCN. Ở tuổi 35, Ngài đã đạt tới giác ngộ, trở thành Phật toàn giác, là bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Từ thời điểm đó, Ngài biết mình là Phật, là một bậc Giác ngộ, và biết rằng mình sẽ không còn tái sinh một lần nào nữa.

Ngài lúc đó biết rằng kinh nghiệm giác ngộ của mình không thể dùng ngôn từ hay bất cứ một cách nào khác để truyền đạt, cũng như ông thấy con người đã bị áp đảo bởi vô minh, tham lam và thù hận nên họ rất khó có thể nhận ra "con đường giác ngộ", vốn rất sâu sắc và khó nắm bắt. Ngài nghĩ rằng: "Giáo pháp mà Ta đã chứng ngộ quả thật thâm diệu, khó nhận thức, khó lãnh hội, vắng lặng, cao siêu, không nằm trong phạm vi lý luận, rất tế nhị, chỉ có bậc hiền thánh mới thấu hiểu".

Nếu Ngài truyền dạy giáo pháp ấy thì kẻ khác sẽ không hiểu được. Thật hoài công! Người còn mang nặng tham ái và sân hận không dễ gì thấu triệt. Người tham ái chìm đắm trong đêm tối, không thấy được giáo pháp, vì bị tham ái bao phủ như đám mây đen kịch. Giáo pháp đi ngược dòng đời, sâu kín, thâm diệu, khó nhận thức và rất tế nhị". Nên Ngài tiếp tục yên lặng ngồi quán chiếu tâm chúng sinh dưới gốc cây Bồ đề một thời gian là 7 tuần lễ. Với lòng thương yêu chúng sinh, Ông chấm dứt sự yên lặng và quyết định chuyển Pháp Luân, dựa vào căn cơ của chúng sinh để thuyết Pháp cứu độ. Từ đó ông có danh hiệu Thích Ca Mâu Ni ( Shakyamuni) — "Trí giả của dòng dõi Thích-ca".
====================================
SARNATH VƯỜN LỘC UYỂN 
Sau khi giác ngộ, Ngài quyết định tới gặp năm người bạn đồng tu xưa kia của mình đang ở tại vườn Nai gần Benarès (Ba-la-nại) và truyền dạy giáo lý của mình cho họ. Sự kiện này diễn ra vào một ngày trăng rằm, đúng hai tháng sau khi Ngài thành đạo.

Đức Phật bắt đầu giảng pháp bằng cách trình bày con đường dẫn đến kinh nghiệm giác ngộ và giải thoát. Trên cơ sở kinh nghiệm giác ngộ của mình, Đức Phật đã giảng Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Vô ngã, Vô thường, Luân hồi, Duyên khởi, quy luật Nhân quả (Nghiệp) và nhiều bài pháp khác mở rộng phù hợp với căn cơ của nhiều người. Tại vườn Lộc Uyển ở Sarnath gần Benares hay còn gọi là Varanasi, ông bắt đầu những bài giảng đầu tiên, gọi là "Chuyển Pháp luân".

Trong 45 năm tiếp đó, Đức Phật đi nhiều nơi, nhiều vùng miền ở lục địa Ấn Độ, giảng giải giáo pháp và điều này diễn ra liên tục từ năm này qua năm khác. Ông hay lưu trú tại Vương-xá( sāvatthī) và Phệ-xá-li (vaiśālī), sống bằng khất thực, không nhà ở cố định. Thông qua những lời dạy của mình về chân lý, Ngài đã dần dần gây dựng được một đội ngũ đệ tử lớn gồm 4 thành phần: tỳ-kheo (nam tu sĩ), tỳ-kheo-ni (nữ tu sĩ), ưu-bà-tắc (nam cư sĩ, cận sự nam), ưu-bà-di (nữ cư sĩ, cận sự nữ).

Trong hàng đệ tử tại gia của Ngài có những nhân vật quyền thế như vua Tần-bà-sa-la (bimbisāra) và vương hậu Vi-đề-hi (Vaideli) của xứ Ma-kiệt-đà, vua Ba-tư-nặc và vương hậu Mạt-lợi (Mallika) nước Kiều-tát-la. Chính Vua Tần-bà-sa-la đã dâng cung cho Tăng đoàn ngôi tu viện đầu tiên trong lịch sử Phật giáo, đó là Tịnh xá Trúc Lâm (Veluvana) tại kinh đô Vương-xá. Ngoài ra trưởng giả Cấp Cô Độc, một thương gia giàu có ở kinh thành Xá-vệ, cũng cúng dường cho giáo đoàn của Phật Thích-ca một ngôi tịnh xá trong khu vườn của Thái tử Kỳ-đà tại Xá-vệ, được kinh điển gọi là tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana). Kinh Phật cho biết Cấp Cô Độc đã chở nhiều xe vàng và lót vàng khắp sân vườn để mua lại nó từ tay Thái tử Kỳ-đà, con trai quốc vương Ba-tư-nặc.

Thập đại đệ tử của Đức Phật, trong đó có :
A-nan-đà (thị giả của Phật), Xá-lợi-phất (trí huệ đệ nhất), Mục-kiền-liên (thần thông đệ nhất), Ma-ha-ca-diếp (hạnh đầu đà đệ nhất), A-na-luật (thiên nhãn đệ nhất) và Phú-lâu-na. Trong đó, A-nan-đà trở thành thị giả thân cận của Đức Phật.

Tôn giả A-nan-đà nổi tiếng với trí nhớ phi thường, đã ghi nhớ tất cả những lời Phật dạy. Chính tôn giả là người đã đọc tụng lại tạng Kinh trong lần Kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ nhất để các chư tăng ghi nhớ, do đó kinh Phật được bảo tồn tới ngày nay chính là bắt nguồn từ công lao của tôn giả (các đoạn kinh Phật được lưu truyền tới nay thường bắt đầu bằng cụm từ "Tôi nghe như vậy" hay âm Hán việt là "Như thị ngã văn", "tôi" ở đây chính là tôn giả A-nan-đà). Ngoài ra, tôn giả cũng là người đầu tiên cung Phật phát minh ra "áo cà sa" - trang phục thường ngày về sau của các chư tăng, chư ni nhà Phật

Cũng trong thời gian này, đoàn Tỳ-kheo-ni (các vị nữ tu) được thành lập do kế mẫu của Ngài là bà Ma-ha-ba-xà-ba-đề làm ni trưởng. Ban đầu, Phật Thích Ca không đồng ý nhận người nữ vào tăng đoàn, không phải vì ghét phụ nữ hoặc cho rằng nữ giới không thể tu đắc đạo, mà vì ông biết rằng điều này dễ làm phát sinh các vi phạm về sắc giới trong tăng đoàn. Phật tiên đoán rằng sự có mặt của nữ giới sẽ làm Tăng-già khó tu hành và dự đoán là thời mạt pháp vì lý do đó mà sẽ tới sớm hơn. Nếu tiếp nhận nữ giới, thời kỳ tượng pháp (thời kỳ giáo pháp của Phật được chư tăng duy trì vững vàng, chưa bị biến hoại) thay vì kéo dài 1000 năm, sẽ chỉ còn 500 năm mà thôi. Mặc dù vậy, nhờ sự cầu xin của A-nan-đà (Ananda) mà Phật chấp nhận thành lập ni đoàn, nhưng ông cũng chế định ra 8 giới luật nghiêm khắc với các Tỉ-khâu-ni để ngăn chặn việc phạm sắc giới trong tăng đoàn.

Cuộc đời Đức Phật cũng gặp nhiều người xấu muốn ám hại. Trong số đó có Đề-bà-đạt-đa, là người em họ, muốn giành quyền thống lĩnh Tăng-già nên rắp tâm tìm cách giết hại Đức Phật nhiều lần nhưng không thành. Cho đến cuối đời, Đề-bà-đạt-đa vì phạm 2 trong 5 đại tôi là 'Làm thân Phật chảy máu' và 'Phá hòa hợp Tăng' cho nên Địa Cầu không thể dung chứa ông, mặt đất đã nứt ra và hút ông xuống địa ngục.

Tham quan #Sarnath, #Varanasi, Ấn Độ - nơi đầu tiên Đức Phật giảng pháp : Còn được biết đến với cái tên vườn Lộc Uyển, Sarnath được xem là thánh địa của Phật giáo. Nơi đầu tiên Phật Thích Ca đã thuyết giảng về quy luật tự nhiên của vạn vật cho năm vị tu sĩ khổ hạnh trong lần thuyết pháp đầu tiên trong vườn Sarnath. Ở đây, Phật giáo bắt đầu được truyền bá rộng rãi. Đây cũng là trung tâm lớn của các hoạt động Phật giáo trong suốt hơn 1.500 năm sau ngày Phật nhập diệt và là nơi Đức Phật trải qua mùa an cư kiết hạ đầu tiên.

Đến Sarnath tham quan sông Hằng, được xem là dòng sữa mẹ linh thiêng, đi dọc bờ sông Hằng bằng thuyền và ngắm cảnh mặt trời mọc, xem bãi hỏa thiêu và nghi thức tắm gội. Đây là một trong những điểm hành hương không thể thiếu khi đến Varanasi.
============================
KUSINAGARA NƠI PHẬT NHẬP NIẾT BÀN

Trong kinh điển Pali, Phật Thích Ca tại thế tám mươi (80) năm. Theo kinh Đại bát-niết-bàn, vào mùa mưa năm 80 tuổi, Phật Thích Ca đã dự đoán trước rằng ông sẽ nhập diệt sau 3 tháng nữa. Ông qua đời tại thành phố Câu-thi-na (Kuṣinagara) của bộ tộc Malla vào năm 544 trước Công nguyên, địa điểm này được các nhà khảo cổ nhận dạng là Kasia ở quận Deoria của xứ Uttar Pradesh - Ấn Độ ngày nay.

Vào một ngày trước, sức khoẻ của Đức Phật đã trở nên rất yếu sau khi dùng bữa cúng dường tại nhà người thợ rèn Thuần-Đà, một số kinh sách ghi rằng do nguyên liệu nấu ăn có lẫn nấm độc. Tuy nhiên sau đó Phật đã nhấn mạnh cho tôn giả A-nan-đà hiểu là Tăng chúng không nên khiển trách Thuần-đà bởi ông ta đã có thiện ý tối thượng, còn việc Phật trở bệnh nặng là quả báo đến lúc phải trả, điều này đã được Phật dự đoán từ 3 tháng trước rồi.

Trước khi qua đời, Phật tạo điều kiện cho các tỳ-kheo cơ hội cuối cùng để chất vấn hay hỏi đáp nếu như có những vấn đề hay những điểm nào còn chưa sáng tỏ có thể đưa đến các kiến giải khác nhau về sau, các vị đã im lặng vì thương Đức Phật đang rất yếu. Lời dạy cuối cùng của Phật : "Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường, chịu biến hoại, hãy tinh tấn tu học !"

Theo các Phật tử, Đức Phật đã nhập Niết-bàn thông qua các mức thiền định, một trạng thái giải thoát hoàn toàn khổ đau của cuộc sống. Mặc dù cuộc đời của Đức Phật có nhiều huyền thoại bao phủ nhưng các nhà khảo cổ học và nhân chủng học - vốn hay có nhiều hoài nghi và thành kiến - cũng đều nhất trí công nhận Ngài là một nhân vật lịch sử có thật và là người đã thành lập ra Phật giáo.


Kushinagar, ngôi làng của Ấn Độ. Đây là nơi Đức Phật xưa kia nhập niết bàn. Trên đường đi tham quan những địa điểm như đền Mahaparinirvana, nơi đặt bức tượng Đức Phật dài 6 mét nằm ở tư thế nhập niết bàn và tháp Ramabhar, nơi làm lễ hỏa táng Đức Phật. Đây cũng chính là nơi cao tăng Trần Huyền Trang viếng thăm.

============================
Tour ẤN ĐỘ tham quan bốn thánh tích linh thiêng về đất Phật mà mọi du khách đều ao ước được chiêm bái một lần trong đời. Bốn thánh tích này bao gồm #Lumbini (Lâm Tì Ni), #Bodh_Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng), #Sarnath (vườn Lộc Uyển) và #Kushinagar (Câu Thi Na) với những sắc màu huyền bí trải dài qua 02 Quốc gia Ấn Độ & Nepal.
================
Tour tham quan bốn thánh tích linh thiêng về đất Phật khởi hành định kỳ hàng tuần, bay thẳng từ HCM & HÀ NỘI.
LIÊN HỆ : 19001868 - 0909886688
HOTLINE : 0908886688

NGÀY 1 TP HCM – THỦ ĐÔ DELHI (ĂN NHẸ)

Sáng, hướng dẫn viên Viettourist đón đoàn tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, quý khách làm thủ tục đáp chuyến bay đi Delhi - chuyến bay VIETJET SGN - DEL 19:00 – 22:30. Đến Delhi, quý khách làm thủ tục nhập cảnh. Xe và HDV đón đoàn nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi. 

NGÀY 2 DELHI - VARANASI - SARNATH ( VƯỜN LỘC UYỂN ) - NƠI ĐẦU TIÊN ĐỨC PHẬT GIẢNG PHÁP ( Ăn 3 bữa )

Đoàn ăn sáng, khởi hành ra sân bay Delhi đáp chuyến bay đi thành phố Varanasi (ở bang Uttar Pradesh) - Xe và HDV đón đoàn đi Sarnath (Vườn Lộc Uyển) Cách trung tâm Varanasi 13 km. Một trong bốn di tích gắn liền với cuộc đời của Đức Phật Thích Ca (tứ động tâm). Đoàn tham quan các di tích :

  • Tháp Dhamek (Dhamek Stupa) uy nghi với chiều cao 39 m và rộng 28 m.
  • Tháp Dharmarajika (Dharmarajika Stupa) được xây dựng bởi vua Ashoka - hiện nay chỉ còn lại phần nền móng.
  • Tháp Chaukhandi (Chaukhandi Stupa) là nơi Đức Phật gặp gỡ các đệ tử của mình lần đầu tiên.
  • Tàn tích của tịnh xá Mulagandha Kuti (cũ) (Mulagandha Kuti Vihar), nơi Đức Phật an cư trong mùa mưa.
  • Tịnh xá Mulagandha Kuti (mới) được xây dựng vào năm 1930 với những bức tranh tường tuyệt đẹp. Phía sau tịnh xá là vườn nai.
  • Trụ đá của vua Ashoka (Ashoka Pillar) và Bảo tàng Khảo cổ Sarnath (Sarnath Archeological Museum). Ngoài ra, còn có một cây bồ đề được chiết nhánh từ cây ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya).
  • Vườn Lộc Uyển (Sarnath) Nơi đầu tiên Đức Phật giảng pháp ( Truyền đạo) - thuyết giảng về quy luật tự nhiên của vạn vật cho năm vị tu sĩ khổ hạnh trong lần thuyết pháp đầu tiên trong vườn Sarnath. Ở đây, Phật giáo bắt đầu được truyền bá rộng rãi. Đây cũng là trung tâm lớn của các hoạt động Phật giáo trong suốt hơn 1.500 năm sau ngày Phật nhập diệt và là nơi Đức Phật trải qua mùa an cư kiết hạ đầu tiên.

 

Đoàn ăn trưa tại nhà hàng về thành phố Varanasi nhận phòng nghỉ ngơi - Chiều tiếp tục khám phá những điều rất đặc biệt Thành phố Varanasi ngoài thánh tích Sarnath (Vườn Lộc Uyển), nơi Đức Phật thuyết giảng lần đầu tiên. Thành phố Varanasi (tên cổ là Benares, Banares, Kashi) nằm bên bờ con sông linh thiêng nhất của người Ấn – sông Hằng. Đô thị vĩ đại này được mệnh danh với nhiều tên gọi như “Thành phố học thuật”, “Đô thị của các triết gia”, “Thành phố ánh sáng”, là thánh địa linh thiêng đối với cả các tín đồ Hindu giáo và Phật giáo, Nơi còn lưu giữ nguyên vẹn những nghi lễ, tục lệ và nét văn hóa thiêng liêng của người Ấn, nơi cổ xưa hơn cả lịch sử, truyền thống, và huyền thoại.


Trong tâm thức của tín đồ Hindu giáo, được đến Varanasi là một diễm phúc, khi chết được hỏa thiêu bên bờ sông Hằng ở thành phố này thực sự là một ân điển lớn lao. Đoàn tham quan sông Hằng, được xem là dòng sữa mẹ linh thiêng, đi dọc bờ sông Hằng bằng thuyền và ngắm cảnh hoàng hôn, xem bãi hỏa thiêu và nghi thức tắm gội. Đây là một trong những điểm hành hương không thể thiếu khi đến Varanasi. Quý khách có thể tham quan một số ngôi đền linh thiêng hay khám phá các bến nước trải dọc bờ sông Hằng (gọi là ghat). Phần lớn các ghat được sử dụng làm nơi tắm rửa, một số ít dùng để cử hành các nghi thức tang lễ ...

 

Đoàn ăn tối tai nhà hàng về khách sạn nghỉ ngơi hoặc Buổi tối, đoàn sẽ khám phá Bến Dashashwamedh : Đây là bến nằm ở trung tâm và cũng là bến nhộn nhịp nhất. Quý khách sẽ được chứng kiến một thế giới nơi tất cả những điều trái ngược cùng tụ hội: vui nhộn, màu sắc, quay cuồng, hỗn độn, thánh thần, trần tục... Vào lúc 7 giờ tối hàng ngày, nơi đây tổ chức lễ Ganga aarti bày tỏ sự tôn kính và biết ơn đối với nữ thần Sông Hằng. Năm đàn thờ được lập nên với năm vị đạo sĩ trẻ làm đại diện, nghi lễ bắt đầu bằng một lời kinh ngân vang, sau đó, năm vị đạo sĩ dùng tù và hối thúc thành từng hồi dài. Hàng ngàn người đứng chen nhau ở bến sông thành kính cầu nguyện, nghi thức được kết thúc bằng những hoa đăng thắp nến, gắn hoa thả kín một khúc sông Hằng. Nghỉ đêm tại thành phố Varanasi.

NGÀY 3 VARANASI ( BA NA LẠI) - LUMBINI ( LÂM TỲ NI - NƠI ĐỨC PHẬT SINH RA ) ( Ăn 3 bữa )

Sáng sớm, quý khách có thể trải nghiệm ngoạn cảnh trên dòng sông Hằng đón bình minh - Ăn sáng tại khách sạn, Đoàn khởi hành đi Lâm Tỳ Ni hay còn gọi là Lumbini điểm đến ao ước của những vị hành giả và học giả Phật giáo (thuộc đất nước Nepal ). Vườn Lâm Tỳ Ni đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1997. 

Trưa đoàn làm thủ tục xuất cảnh Ấn Độ & nhập cảnh vào Nepal tại cửa khẩu quốc tế & ăn trưa tại nhà hàng về khách sạn nghỉ ngơi - Buổi chiều đoàn tham quan chiêm bái cảnh vườn chùa thanh tịnh, ghé thăm đền thờ Hoàng hậu Mayadevi nơi có chứng tích dấu chân của Đức Phật lúc mới chào đời, hồ nước thiêng Mayadevi nơi hoàng hậu Mayadevi cử hành lễ nhúng nước sau khi sinh cho Đức Phật, cây Bồ Đề linh thiêng, trụ đá Vua A Dục, bảo tàng Lâm Tỳ Ni...Sau đó, đoàn tham dự lễ chúc phúc và làm thủ tục cầu nguyện tại một trong những ngôi chùa cổ nhất tại Nepal theo nghi lễ Pali. Kết thúc nghi lễ, quý khách đi ăn tối và nghỉ đêm tại Lumbini 

 

NGÀY4 LUMBINI - KUSHINAGAR ( CÂU THI NA) - NƠI ĐỨC PHẬT NHẬP NIẾT BÀN ( Ăn 3 bữa)

Đoàn ăn sáng & trả phòng khách sạn khởi hành đến cửa khẩu xuất cảnh Nepal - nhập cảnh Ấn Độ - Đoàn khởi hành đến Kushinagar (Câu Thi Na ) nơi Đức Phật nhâp niết bàn. Đến Kushinagar đoàn ăn trưa tại nhà hàng và nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi.

Chiều Đoàn tham quan và chiêm bái:

  • Mahaparinirvana (chùa Đại Niết Bàn) được xây dựng để kỷ niệm nơi Đức Phật nhập Niết bàn.
  • Mahaparinirvana Stupa (Tháp Niết Bàn) có kiến trúc mái vòm hình lăng trụ, được chính phủ Ấn Độ xây dựng lại vào năm 1956 để kỷ niệm 2500 năm  Phật Niết Bàn.
  • Tháp xá lợi thờ Xá Lợi Phật do dòng họ Malla kiến tạo và tôn thờ phần Xá Lợi Phật. 
  • Đoàn viếng Angrachatya (Tháp Trà Tỳ), nơi hoả thiêu nhục thân Phật. Tháp này trông rất lớn, phần dưới chân bị lún sâu trong lòng đất như một con rùa, ngôi tháp này cũng được khai quật và tìm thấy rất nhiều di chỉ cùng với niên đại và ký tự thời xưa, chứng minh nơi đây chính là chỗ hoả thiêu nhục thân của Phật như truyền thuyết.

 

Đoàn ăn tối & nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi.

NGÀY 5 KUSHINAGAR - PATNA - RAJGIR ( KINH THÀNH VƯƠNG XÁ) - ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO LỚN NHẤT THẾ GIỚI( Ăn Ba Bữa)

Đoàn khởi hành sớm đi kinh thành Vương Xá – kinh đô đầu tiên của Vương quốc cổ Ma Kiệt Đà và là trung tâm nghiên cứu Phật giáo qua nhiều thế kỷ. Đoàn ăn trưa tại nhà hàng tại thành phố PATNA, sau đó đến Nalanda.

Nalanda quê hương của Đại đức Xá-Lợi-Phất và Mục-Kiền-Liên và là nơi có một trung tâm học tập bậc cao thời cổ đại, một tu viện Phật giáo lớn nằm ở vương quốc cổ Magadha, từ thế kỷ thứ 5 và phát triển rực rỡ từ triều vua Śakrāditya cho đến cuối thế kỷ 12 (1197) được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 2016


Tham quanTrường Đại Học Nalanda: trường đại học Phật giáo lớn nhất thế giới, được xây dựng vào thế kỷ thứ 5, là nơi đã tàng trữ nhiều bộ Kinh, Luật, Luận quan trọng, nơi đã đào tạo nhiều bậc Thánh Tăng như: Ngài Long Thọ, ngài Liên Hoa Sanh, ngài Mã Minh, ngài Huyền Trang… tàn tích Viện Đại học Nalanda - Nalanda University Ruins xây dựng dưới thời đế quốc Gupta - tồn tại từ năm 413 đến năm 1193.


Đoàn tiếp tục đến Rajgir (Vương Xá Thành, 15km). Thành Vương Xá là kinh đô của nước Ma Kiệt Đà (Magadha), một kinh thành cổ xưa nhất Ấn Độ, rất trù phú, nguy nga nhưng lại hiểm trở vì núi non bao quanh do vua Tần Bà Sa La (Bimbīsara) trị vì vào thời đức Phật còn tại thế. 

Vườn Trúc Lâm – Ngôi Tịnh Xá đầu tiên của Phật Giáo - Khu vườn vua Tần Bà Sala dâng cho Đức Phật và Chư Tăng, cũng là nơi Phật thuyết bộ Kinh Đại Phước và nhiều bài kinh quan trọng của Ngài.

Đoàn nhận phòng khách sạn,  ăn tối nghỉ ngơi tại Rajgir - Kinh thành vương Xá

Ngày 6 RAJGIR - BODH GAYA BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG - NƠI ĐỨC PHẬT THÀNH ĐẠO SAU 49 NGÀY THIỀN ĐỊNH DƯỚI CÂY BỒ ĐỀ (Ăn 3 bữa)

Đoàn ăn sáng - Đoàn đi cáp treo lên viếng thăm Linh Thứu Sơn (Gridhkuta Peak). Núi Linh Thứu là một trong những ngọn núi cao bao bọc chung quanh thành Vương Xá. Linh Thứu là nơi Đức Phật đã thuyết giảng nhiều bộ kinh quan trọng trong lịch sử Phật giáo, cũng như trong truyền thuyết Phật giáo, như kinh Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Kinh Đại Bát Nhã... viếng hương thất của đức Phật, hang đá làm hương thất của ngài A Nan và Xá Lợi Phất, Trúc lâm Tinh Xá,


Thăm nơi giam giữ vua Bimbisara (Tần Bà Sa La), ngắm tảng đá Mardukushi, mà theo truyền thuyết Phật giáo, thì chính Đề Bà Đạt Đa đã lăn nó từ trên núi cao xuống để hãm hại Đức Phật. Hang đá ở Khổ Hạnh Lâm: nơi Đức Phật đã trú ngụ tu theo trường phái khổ hạnh. 

 

Đến giờ đoàn khởi hành về Bodh Gaya ( Bồ Đề Đạo Tràng ) ăn trưa & nhận phòng - Chiều tham quan:

  • Đền Giác Ngộ Tự – Đền thờ Phật giáo ở Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đạt được quả vị Giác Ngộ chánh đẳng chánh giác, đảnh lễ Tháp Đại Giác Tự.
  • Cội Bồ Đề linh thiêng – Nơi  sau 49 ngày thiền định đắc quả vị Phật với hiệu là Thích Ca Mâu Ni Phật. Tại đây đoàn có buổi hành lễ ngắn gọn để bày tỏ lòng thành kính hướng về Đức Thế Tôn.
  • Làng Sujata: đền thờ Mục nữ dâng sữa Sujata và tháp kỷ niệm được xây dựng trên nền nhà của Mục nữ dâng sữa xưa kia – người đã cúng dường bát cháo sữa cho Đức Phật khi ngài bị kiệt sức bên dòng Ni Liên Thiền. 
  • Sông Ni Liên Thiền: tại nơi này Ngài nhận bát cháo sữa do nàng Sujata cúng dường và nhận thêm bó cỏ cát tường làm gối ngồi thiền từ một nông dân trong vùng, trước khi Ngài đi về cội Bồ Đề bắt đầu thiền định.

 

Đoàn viếng bái các chùa tại khu vực Bồ Đề Đạo Tràng bao gồm: Chùa Việt Nam Phật Quốc Tự, Chùa Sri-Lanka, Chùa Tây Tạng, Chùa Trung Quốc, Bhutanese Monestry, chùa Nhật Bản, chùa Thái Lan…Đoàn ăn tối tại nhà hàng & nghỉ đêm tại khách sạn hoặc sau đó tùy duyên nghỉ ngơi hoặc vào tịnh tâm và thiền định dưới cội Bồ Đề. Nghỉ đêm tại Bồ Đề Đạo Tràng

 

Ngày 7 BODH GAYA - NEW DELHI - SÂN BAY (Ăn 2 bữa)

Đoàn ăn sáng, tự do nghỉ ngơi đến giờ trả phòng đoàn ăn trưa xe và HDV đưa đoàn ra sân bay đáp chuyến bay về thủ đô Delhi. Đoàn tự do mua sắm tại sân bay & chuyển sang sân bay quốc tế làm thủ tục đáp chuyến bay về TP.HCM

NGÀY 8 NEW DELHI - NGHỈ NGƠI TRÊN MÁY BAY - HCM

Đoàn lên máy bay & cất cánh lúc 0h05 về HCM/ HÀ NỘI lúc 6h30 sáng - làm thủ tục nhập cảnh, nhận hành lý - kết thúc chương trình, chia tay hẹn ngày gặp lại quý khách trong những chuyến đi tiếp theo. 

 


Xin lưu ý : Sau khi xem xét thêm không thể xóa hoặc cập nhật

Đặt Tour / Booking Tour

Giới thiệu về Viettourist

GIỚI THIỆU VỀ VIETTOURIST

Viettourist - Thương hiệu du lịch cao cấp - Giá rẻ tại Việt Nam. Tiếp nối thành công, từ tháng 06/2012 trung tâm du lịch Viettourist được chuyển đổi thành Cty CP DV TM Du Lịch Viettourist...

Hỗ trợ trực tuyến 24/7

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN 24/7

1900 1868

viettourist@icloud.com

Tại sao chọn Viettourist?

TẠI SAO CHỌN VIETTOURIST?

Giá luôn tốt 
Điểm đến đa dạng
Thanh toán linh hoạt
Chất lượng dịch vụ vượt trội

call facebook zalo